Các phương thức xuất khẩu chủ yếu

Một phần của tài liệu Đề án Kinh tế thương mại: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU Đề án Kinh tế thương mại: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU Đề án Kinh tế thương mại: Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 26)

4 Nhật Bản 31.87 82.565 % 5Hàn Quốc 19.7121.392%

2.1.2.6.Các phương thức xuất khẩu chủ yếu

Xuất khẩu trực tiếp là phương thức chính của Việt Nam trong xuất khẩu cà phê nói chung cũng như thâm nhập vào thị trường EU hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam kí hợp đồng trực tiếp với các nhà nhập khẩu EU phần lớn thông qua các văn phòng đại diện của Việt Nam tại EU. Phương thức này hiện nay rất phổ biến do hiện nay các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin về thị trường, hiểu được nhu cầu của các nước nhập khẩu. Ở Việt Nam, trong thời gian qua, các doanh nghiệp áp dụng một trong hai phương thức ký kết hợp đồng xuất khẩu cà phê ra sau:

:

- Thứ nhất, đó là phương thức giao ngay, vốn là phương thức mua bán truyền thống trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam diễn ra trước năm 1995. Theo phương thức này hai bên mua và bán ký kết hợp đồng với giá cố định tại thời điểm hiện tại và thời gian giao hàng cố định. Họ không quan tâm đến giá tại thời điểm giao hàng cao hơn hay thấp hơn giá cố định đã ký kết.

- Thứ hai, phương thức “trừ lùi, chốt giá sau”. Phương thức bán hàng này được xem là một trong công cụ phòng chống rủi ro giá cả. Do vậy, kể từ đầu thập niên 1990 của thế kỷ 20 đến nay, đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng phương thức này mà không áp dụng phương thức giao ngay. Phương thức kinh doanh chốt giá sau là hình thức cho phép người mua hoặc người bán “chốt giá” tại thời điểm nào đó trong tương lai, trước khi thực hiện giao, nhận hàng, người mua và người bán sẽ thỏa thuận về số lượng, chủng loại, tháng giao hàng. Riêng đối với điều

khoản giá thì sẽ áp dụng một trong hai hình thức: thứ nhất, giá thanh toán là giá “trừ lùi” hoặc thứ hai, giá cộng thêm so với giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn. Giá kỳ hạn này thường căn cứ vào giá trên Sàn giao dịch hàng hóa London (Liffe). Nếu chất lượng hàng hóa của người bán thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng quy định trong hợp đồng kỳ hạn sẽ sử dụng áp dụng “giá trừ lùi”; nếu tốt hơn sử dụng “ giá cộng thêm”.

Một phần của tài liệu Đề án Kinh tế thương mại: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU Đề án Kinh tế thương mại: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU Đề án Kinh tế thương mại: Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 26)