Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” potx (Trang 60 - 65)

2.3.2.1. Những hạn chế.

Mặc dù chất lượng tín dụng đối với các DNNQD tại SGD đã đựơc nâng cao qua các năm nhưng bên cạnh đó, vần còn một số hạn chế sau:

- Doanh số cho vay và dư nợ đối với DNNQD còn thấp mặc dù có sự tăng trưởng qua các năm. Vì vậy chưa đáp ứng được đủ so với nhu cầu tín dụng của các DNNQD, góp phần làm cho các doanh nghiệp này phát triển chưa xứng với tiềm năng.

- Thời hạn cho vay đối với các DNNQD vẫn chưa hợp lý: Trong khi rất nhiều DNNQD có nhu cầu vay vốn trung – dài hạn để đổi mới trang thiết bị, xây dựng nhà máy, thì SGD lại đáp ứng chủ yếu là vốn vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn đối với các DNNQD chiếm tỷ trong thấp hơn. Điều này một phần nào đó thể hiện sự thiếu công bằng trong đối xử giữa dối với các DNNN và các DNNQD, nhưng cũng là do các DNNQD còn thiếu điều kiện để có thể đựơc vay trung và dài hán với số tiền vay lớn.

- Khách hàng là DNNQD của SGD vẫn chưa đựơc nhiều: Mặc dù trong những năm qua, số lưọng DNNQD có quan hệ tín dụng với SGD không nghừng tăng lên nhưng con số này vẫn còn khiêm tốn.

Những hạn chế trên đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động cho vay của SGD đối với các DNNQD. Để có thể tìm ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế trên, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNQD tại SGD thì điều đầu tiên là phải tìm ra đựơc nguyên nhân của những hạn chế đó.

2.3.2.2. Nguyên nhân.

* Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:

- Chính sách tín dụng của Ngân hàng:

+ Chính sách khách hàng của ngân hàng còn chưa chú trọng nhiều tới DNNQD: Do truyền thống của SGD là đáp ứng các nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mà chủ yếu là trung và dài hạn nên khách hàng của SGD vẫn là các tổng công ty lớn, các DNNN. Còn đối với các DNNQD, do gặp nhiều vướng mắc nên chỉ thực hiện được với một số doanh nghiệp làm ăn thực sự có hiệu quả.

+ Do các DNNQD chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé nên thường không đáp ứng được các yêu cầu vay vốn của ngân hàng nên thường chỉ được ngân hàng qui định một giới hạn cho vay cũng như quy mô của khoản vay thấp để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

+ SGD vẫn chủ trọng hơn đến khu vực DNNN nên đối với khu vực này vẫn có sự ưu đãi hơn là đối với các DNNQD: hình thức cho vay đối với DNNN đa dạng hơn, mức lãi suất áp dụng linh hoạt hơn, bởi vì các DNNN có quan hệ lâu năm với ngân hàng nên được hưởng những ưu đãi hơn so với các DNNQD.

+ Do khả năng đáp ứng các nhu cầu về tài sản bảo đảm cuả DNNQD còn thấp ,mặt khác các doanh nghiệp này cũng không đủ uy tín để có thể được cho vay không cần tài sản bảo đảm, vì thế các doanh nghiệp này thường chỉ được cho vay ngắn hạn là chủ yếu, cho vay trung và dài hạn còn rất ít để đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Nên có rất nhiều DNNQD có nhu cầu vay với kỳ hạn dài nhưng kỳ hạn của ngân hàng thường chỉ là ngắn hạn. Chính vì có sự không

phù hợp giữa nhu cầu tín dụng cảu DNNQD với kỳ hạn cho vay của của ngân hàng nên quy mô cho vay với đối tượng doanh nghiệp này vẫn còn thấp.

+ Do tâm lý thận trọng đối với việc cho các DNNQD vay nên các điều kiên về cầm cố thế chấp mà SGD đòi hỏi đối với các DNNQD luôn khắt khe với mục đích tránh rủi ro cho SGD, như tài sản cầm cố, thế chấp, hay bảo lãnh của bên thứ ba. Mặt khác, Sở giao dịch cũng yêu cầu một tỷ lệ nhất định về số vốn tự có của các DNNQD, mà các DNNQD thường có một tỷ lệ vốn tự có không cao, điều này đã làm cho rất ít DNNQD đáp ứng đựơc yêu cầu của SGD để có thể vay vốn, vì thế số lượng DNNQD tiếp cận đựơc tín dung ngân hàng là không cao.

+ Sự phức tạp về thủ tục cho vay làm cho thời gian giao dịch và chi phí giao dịch tăng lên và nó thực sự tốn kém đối với các DNNQD. Thông thường các DNNQD vay không nhiều nhưng Ngân hàng vẫn tốn các khoản phí lớn cho các thủ tục như công tác thẩm định, phân loại các khoản vay, kiểm soát sau khi vay hay định giá tài sản thế chấp dẫn đến việc Ngân hàng không muốn cho DNNQD vay. Vì vậy, thủ tục phức tạp không chỉ gây khó khăn cho các DNNQD khi xin phép ngân hàng vay vốn mà còn còn khó khăn và tốn kém cho chính bản thân ngân hàng.

- Chính sách Marketing với DNNQD của SGD chưa thực sự được chú trọng: Do trước đây, SGD chưa thực sự chú ý đến DNNQD nên chính sách marketing của SGD chưa có các biện pháp để có thể khuếch trương hình ảnh của mình đối với các DNNQD. Cụ thể là sự thiếu hấp dẫn, thiếu sự thu hút đối với các DNNQD như chính sách giá cả chưa thực sự linh hoạt, chính sách lãi suất cho vay đối với các DNNQD còn cứng nhắc, chưa có sự linh động đối với từng doanh nghiệp.

- Về nguồn nhân lực: Mặc dù trong nhừng năm qua, SGD không ngừng trẻ hoá đội ngũ cán bộ nhân viên, nhưng cũng chính vì thế mà những cán bộ này còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tiến hành phân tích, thẩm định dự án, thẩm định năng lực của khách hàng, dẫn đến chất lượng tín dụng đối với DNNQD chưa được cao.

* Nguyên nhân từ phía các DNNQD:

- Năng lực hoạt động kinh doanh của các DNNQD còn hạn chế nên hiệu quả kinh doanh chưa cao: Đã có rất nhiều DNNQD không có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, dẫn đến làm ăn thua lỗ, phá sản và không trả được nợ cho ngân hàng. Chính năng lực kinh doanh yếu kém đã làm cho nhiều DNNQD không thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh tế hay pháp luật, dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Các DNNQD không đáp ứng đựơc các yêu cầu để có thể vay vốn của ngân hàng: Hầu hết các DNNQD là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không thể đáp ứng đựoc yêu cầu của ngân hàng về tỷ lệ vốn tự có trong tổng vốn vay. Hay là tài sản đảm bảo của DNNQD thường có giá trị thấp, không đủ yêu cầu về giá trị của tài sản đảm bảo cho khoản vay. Điều này dẫn đến việc các DNNQD không đáp ứng đủ các yêu cầu để có thể xin ngân hàng cấp tín dụng.

- Ngoài ra, còn có sự không trung thực của một số DNNQD khi quan hệ tín dụng với ngân hàng: Để hồ sơ vay vốn có thể đạt đủ tiêu chuẩn để được vay vốn thì một số DNNQD đã cung cấp các báo cáo tài chính không chính xác, mang lại rủi ro cho ngân hàng.

* Các nguyên nhân khách quan:

- Môi trường kinh tế:

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách mở cửa nền kinh tế đã khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày cang tăng, đặc biệt là sự cạnh tranh về lãi suất trên thị trường. Trong những năm qua, lãi suất huy động vốn của các ngân hàng không ngừng tăng lên, dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng lên. Vì vậy công tác tín dụng đối với các DNNQD của SGD gặp rất nhiều khó khăn.

- Môi trường pháp lý:

Như vây, loại hình doanh nghiệp khác nhau thì được điều chỉnh theo các bộ luật khác nhau nên không tránh khỏi sự thiếu công bằng và phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, điều này tạo nên một sân chơi cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh cũng như trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Các văn bản về các quy định về chế độ tài chính, về báo cáo tài chính của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khe hở, điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp hoạt động gian lận mà không bị phát hiện.

Về phía Chính phủ, Luật pháp ban hành nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm trễ, chồng chéo lên nhau, thiếu sự đồng bộ.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, NHNN chưa có các có những quy địng cụ thể trong việc ban hành những quy định riêng về tín dụng đối với từng loại hình doanh nghiệp, để từ đó phù hợp với đặc thù của các DNNQD

Trên đây là thực trạng về chất lượng tín dụng của SGD đối với các DNNQD qua các năm, những thành tựu đạt đươc, những hạn chế còn tồn tại cũng như những nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Dựa trên những nguyên nhân này, tôi xin nêu lên một số giải pháp để khắc phục những hạn chế trên ở trong chương III.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” potx (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)