Những quy định về hoạt động tín dụng đối với DNNQD tại SGD

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” potx (Trang 45 - 59)

Theo quyết định số 203/QĐ – HĐQT của hội đồng quản trị NHĐT&PTVN thì hoạt động tín dụng đối với các DNNQD có những quy định cụ thể sau:

* Nguyên tắc vay vốn: các DNNQD sử dụng vốn vay của NHĐT&PTVN phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Đối với các DNNQD là pháp nhân thì phải có:

+ Văn bản đang còn hiệu lực tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của pháp nhân: có quyết định thành lập; có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải cấp giấy phép.

+ Điều lệ về tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.

+ Có vốn điều lệ, đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.

+ Có văn bản xác định rõ người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.

- Đối với các doanh nghiệp tư nhân thì phải có:

+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự như xác định đối với các nhân.

- Đối với công ty hợp danh thì :

+ Thành viên công ty hợp danh phải là cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

+ Phải có điều lệ công ty hợp danh.

+ Văn bản thoả thuận của tất cả các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đề cử người đại diện vay vốn tại ngân hàng. Trường hợp điều lệ công ty xác định rõ thì theo quy định trong điều lệ.

* Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận. Việc thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Tổng giám đốc NHĐT&PTVN là người quyết định cuối cùng thời hạn cho vay dài hạn tối đa đối với các khách hàng.

- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.

* Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay cụ thể do Ngân hàng và khách hàng thoả thuận. Ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuận áp dụng lãi suất cho vay cố định trong suốt thời hạn vay vốn hoặc lãi suất cho vay có điều chỉnh.

Đối với lãi đến kỳ hạn mà khách hàng không trả được, kể cả trường hợp đã gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn lãi, Ngân hàng có thể áp dụng phạt chậm thanh toán lãi quá hạn theo hướng dẫn của Tổng Giám đốc.

* Mức cho vay: Mức cho vay đựơc xác định dựa vào nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ và khả năng bảo đảm tiền vay của khách hàng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng, nhưng tối đa không được vượt quá giới hạn cho phép (không quá 15% vốn tự có của Ngân hàng).

* Kiểm tra, giám sát quá trình cho vay, thu hồi nợ: Ngân hàng thực hiện trách nhiệm và quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay.

* Quyền, nghĩa vụ của khách hàng là DNNQD:

- DNNQD có quyền:

+ Từ chối các yêu cầu của ngân hàng không đúng với các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

+ Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật.

- DNNQD có nghĩa vụ:

+ Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã

+ Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác.

+ Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc sử dụng vốn vay, trả nợ gốc và lãi vốn vay cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

* Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng:

- Ngân hàng có quyền:

+ Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, hỗ trợ pháp lý và các tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, khả năng tài chính cảu bản thân doanh nghiệp hoặc của người bảo lãnh.

+ Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc ngân hàng không có đủ nguồn vốn để cho vay.

+ Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.

+ Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có dấu hiệu không an toàn vốn vay.

+ Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có người bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

+ Trong trường hợp khách hàng không trả đựơc nợ khi đến hạn, nếu các bên không có thoả thuận khác thì Ngân hàng có quuyền xử lý tài sản bảo đảm theo sự thoả thuận trong hợp đồng tín dụng như mua bán tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản, làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng

tài sản cho bên mua, trực tiếp ký hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với những trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn.

+ Miễn, giảm lãi vốn vay, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ cho doanh nghiệp.

- Ngân hàng có nghĩa vụ:

+ Thực hiện đúng những điều đã thoả thuận với doanh nghiệp đuợc ghi trong hợp đồng tín dụng.

+ Lưu trữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.

2.2.2. Thực trạng về chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD

NHĐT&PTVN.

SGD hoạt động trên địa bàn Hà Nội, nơi tập trung rất nhiều các trụ sở của các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh cũng như các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy mà thị trường tín dụng sẽ bị chia nhỏ và có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức tín dụng với nhau. Trước kia, SGD chủ yếu thực hiện tín dụng với các doanh nghiệp quốc doanh, các tổng công ty lớn. Sau khi tiến hành đổi mới thì SGD mới thực sự quan tâm tới khách hàng là các DNNQD. Nhờ có những sự đổi mới mạnh mẽ mà hoạt động tín dụng đối với các DNNQD tại SGD ngày càng phát triển và chất lượng tín dụng cũng vì thế mà được nâng cao.

2.2.2.1. Tình hình dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD.

Bảng sau đây sẽ cho chúng ta biết được tình hình dư nợ tín dụng của khu vực DNNQD trong tổng số dư nợ tín dụng của SGD:

Bảng 3: Dư nợ tín dụng của SGD phân theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của sở giao dịch.

Qua bảng trên ta thấy:

Dư nợ đối với các DNNQD tăng lên cả về tương đối và tuyệt đối. Năm 2003, dư nợ của SGD đối với DNNQD là 604.112 triệu đồng, chiếm tỷ trong 15% trong tổng dư nợ của SGD thì đến năm 2004, dư nợ đối với DNNQD đã tăng lên thành 766.028 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18% trong tổng dư nợ của SGD, dư nợ đối với DNNQD năm 2004 đã gấp 1,27 lần so với năm 2003. Đến năm 2005, dư nợ tín dụng đối với DNNQD đã tăng lên thành 970.262 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng dư nợ của SGD, gấp gần 1,27 lần so với năm 2004. Như vậy tốc độ tăng trưởng của dư nợ đối với DNNQD tại SGD khá ổn định với tốc độ ngày càng cao.

Có được kết quả như vậy, sự tăng lên về dư nợ tín dụng đối với DNNQD tại SGDI cả về số tương đối và tuyệt đối là nhờ sự nỗ lực, cố găng của cả các DNNQD và SGD trong mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng cho vay đối với

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 4.026.055 100 4.255.346 100 4.844.766 100

1. DNNN 3.220.753 80 3.234.034 76 3.488.016 72

2. DNNQD 604.112 15 766.028 18 970.262 20

sản xuất và chất lượng hoạt động nên có thể vay vốn nhiều hơn.. Mặt khác, số lượng DNNQD làm ăn hiệu quả, đạt lợi nhuận cao ngày càng nhiều nên số DNNQD đựơc phép vay vốn tại ngân hàng cùng ngày càng nhiều.

Tuy có sự tăng lên mạnh mẽ của dư nợ đối với khu vực DNNQD nhưng con số này vẫn rất nhỏ bé nếu đem so với dư nợ tín dụng của khu vực kinh tế Nhà nước tại SGD:

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch.

Có thể thấy rõ được trong khi tỷ trọng dư nợ tín dụng của các DNNN là rất lớn, năm 2003 là 80%, năm 2004 là 76%, đến năm 2005 thì giảm xuống còn 72%, nhưng con số này vẫn gấp 3,6 lần so với dư nợ của các DNNQD. Điều này là hợp lý vì theo truyền thống trước đây thì khách hàng chủ yếu, thường xuyên của SGD là các DNNN, các tổng công ty lớn với các dự án lớn. Việc tăng lên về quy mô cũng như tỷ trong dư nợ tín dụng tại SGD của các DNNQD chứng tỏ sự chuyển hướng trong đối tượng khách hàng của SGD. Hoạt động tín dụng của SGD ngày càng quan tâm nhiều hơn đến dối tượng khách hàng là các DNNQD.

0 1000000 2000000 3000000 4000000 2003 2004 2005 triệu đồng

Biểu 1: Dư nợ qua các năm của SGD

DNNN DNNQD TP khác

Trong cơ cấu dư nợ tín dụng tại SGD của các DNNQD thì tỷ trọng giữa tín dung ngắn hạn với tín dụng trung và dài hạn đựơc biểu hiện trong bảng sau:

Bảng 4:Dư nợ các DNNQD theo thời gian tại SGD

Đơn vi: Triệu đồng.

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD.

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch.

Qua bảng 4 và biểu 2, ta thấy:

0 20 40 60 80 Ngắn hạn Trung -dài hạn 72 28 68 32 63.5 36.5 (%)

Biểu 2: Tỷ lệ cơ cấu dư nợ của DNNQD tại

SGD

2003 2004 2005

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền Số tiền Số tiền

Dư nợ DNNQD 604.112 766.028 970.262

1. Ngắn hạn 434.961 520.901 616.113

Đối với các DNNQD thì dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, năm 2003, dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNNQD tại SGD là 434.961 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72% trong tổng số dư nợ của các DNNQD tại SGD. Mặc dù dư nợ tín dụng ngắn hạn của DNNQD tại SGDI tăng nhanh về số tuyệt đối qua các năm nhưng lại giảm về tỷ trọng trong tổng số dư nợ tín dụng của DNNQD tại SGD, điều này được thể hiện khi năm 2004, mặc dù dư nợ tín dụng ngắn hạn của DNNQD tại SGD là 520.901 triệu đồng, tăng 85.940 triệu đồng so với năm 2003 nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD vẫn giảm xuống còn 68%. Đến năm 2005 thì cũng như vậy, dư nợ tín dụng ngắn hạn của các DNNQD tại SGD đạt 616.113 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 63.5% trong tổng dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD. Ta có thể thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn của các DNNQD tại SGD chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng là vì các DNNQD thường có nhu cầu vay vốn ngân hàng để đáp ứng, bù đắp vấn lưu động. Có thể thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn của các DNNQD tại SGDI tăng qua các năm là dấu hiệu tốt đối với hoạt động tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này; Mặt khác thì tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ tín dụng của các DNNQD giảm xuống qua các năm cũng cho thấy rằng công tác tín dụng đối với các DNNQD tại SGD được tiến hành với nhiều phương thức đa dạng hơn.

Ta thấy dư nợ tín dụng trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng só dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD, điều này trái ngược với dư nợ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng tại SGD là bởi vì SGDI vẫn dành ưu tiên cho vay trung và dài hạn đối vơi các dự án lớn của các Tổng công ty, các DNNN. Tuy nhiên, trong những năm qua thì dư nợ tín dụng trung và dài hạn của các DNNQD tại SGD tăng đều trong cả về số tuyệt đối và tương đối, tức là tỷ trong trong tổng dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD đã tăng lên đáng kể, điều này đã cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu tín dụng đối với DNNQD tại SGD. Ta có thể thấy điều này qua biểu đồ 2:

các năm. Năm 2003, dư nợ tín dụng trung và dài hạn của DNNQD đạt 169.151 triệu đồng, chiểm tỷ trọng 28% trong tổng dư nợ của DNNQD tại SGD; Năm 2004, dư nợ tín dụng trung và dài hạn của các DNNQD tại SGD đạt 245.127 triệu đồng, chiếm 32% trong tổng dư nợ. Đến năm 2005, con số này đã tăng lên thành 354.149 triệu đồng, chiếm tỷ trong 36,5%. Đạt được sự tăng trưởng này là điều rất đáng mừng đối với các DNNQD vì các DNNQD có nhu cầu lớn về việc đổi mới dây chuyền công nghệ để có thể phát triển sản xuất. Có được điều này cũng là nhờ sự nỗ lực, phát triển mạnh mẽ của bản thân các DNNQD và chiến lược phát triển tăng cường tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này của NHĐT&PTVN.

Để đánh giá hoạt động tín dụng của SGD thì bên cạnh chỉ tiêu dư nợ tín dụng thì còn có chỉ tiêu doanh số cho vay. Trong những năm gần đây thì doanh số cho vay của SGD đối với các loại hình doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5: Doanh số cho vay của SGD qua các năm

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/ 2003 2005/ 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DSCV 3.984.276 100 4.168.295 100 4.819.912 100 1,046 1,156

1. DNNN 3.545.867 89 3.627.248 87 4.145.183 86 1,023 1,143

2. DNNQD 318.783 8 375.138 9 530.202 11 1,18 1,413

2. TP khác 119.626 3 165.909 4 144.527 3 1,387 0,871

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD

Qua bảng5 và biểu đồ3 ta thấy:

Doanh số cho vay đối với DNNQD chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay của SGD mặc dù con số này có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2003, doanh số cho vay đối với DNNQD là 318.783 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8% trong tổng doanh số cho vay của SGD. Đến năm 2004, doanh số cho vay đối với DNNQD là 375.138 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9% trong tổng doanh số cho vay của SGD, năm 2004 thì doanh số cho vay đối với DNNQD đã tăng

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” potx (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)