CHỌN VỊ TRÍ ,HƯỚNG VÀ GÓC LẮP ĐẶT TẤM PIN NLMT

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế mô hình hệ thống điện năng lượng mặt trời một pha nối lưới hạ áp công suất 345wp phục vụ hỗ trợ cấp điện cho các hộ gia đình (Trang 44 - 45)

Vị trí lắp đặt trên đất trống, mặt bằng phẳng, không bị che khuất bởi cây cối nhà cửa

Để tiến hành thiết kệ một hệ khung giàn lắp đặt pin năng lượng mặt trời nhằm đảm bảo hệ PV hoạt động hiệu quả nhất, chúng ta phải giải quyết được 2 vấn đề cơ bản sau:

Một là hướng đặt Solar Panel và hai là độ nghiêng của tấm pin, nghiêng một góc bao nhiêu là hợp lí nhất, để tia sáng mặt trời rọi vuông góc vào tấm pin, đồng nghĩa với việc tấm pin sẽ hấp thụ được nhiều tia bức xạ Mặt Trời nhất. Do đó, việc xác định định chính xác hướng và góc nghiêng của tấm pin Mặt Trời là vô cùng quan trọng.

Hình 3.1: Quỹ đạo mặt trời

Như hình vẽ về quỹ đạo di chuyển của Mặt Trời trong một ngày, ta có thể thấy được: Mặt trời mọc ở phía Đông, tùy theo mùa mà nó sẽ mọc ở bán cầu Bắc (mùa hè) hay bán cầu cầu Nam (mua Thu Đông) và sẽ lặn ở phía Tây. Qũy đạo di chuyển của mặt trời chếch về hướng Nam. Bởi vì vậy mà tấm pin năng lượng Mặt Trời sẽ phải đặt hướng về phía Nam để bề mặt hấp thụ của nó hứng được nhiều tia nắng Mặt Trời nhất.

Hình 3.2: Tia bức xạ mặt trời theo mùa

Về mùa Đông thì mặt trời xa Xích đạo nên yêu cầu góc nghiêng của tấm pin lớn, còn mùa Hè thì mặt trời gần xích đạo nên góc nghiêng nhỏ hơn để có thể hứng vuông góc tia nắng mặt trời rọi vào. Như vậy tùy theo mỗi mùa mà góc nghiêng của thay đổi theo để phù hợp nhất. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm thực tế thì ta sẽ chọn một góc từ 11 độ đến 15 độ là phù hợp cho hệ khung giàn cố định trên mái hay trên mặt đất.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế mô hình hệ thống điện năng lượng mặt trời một pha nối lưới hạ áp công suất 345wp phục vụ hỗ trợ cấp điện cho các hộ gia đình (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)