Nguyên tắc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tân Thuận Phát trên thị trường nội địa (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3.2. Nguyên tắc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn với các công ty so sánh (các đối thủ) về doang thu, thị phần, khả năng sinh lời và đạt được thông qua các hành vi chiến lược, được định nghĩa như là một tập hợp các hành động tiến hành để tác động tới môi trường nhờ đó làm tăng lợi nhuận công ty, cũng như bằng những công cụ marketing khác. Sự canh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.

Như vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn... để đáp ứng với thị hiếu người tiêu dùng.

Từ đây có thể thấy nếu cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường là một cuộc cạnh tranh công bằng và đúng pháp luật thì có thể tạo nên những ảnh hưởng sâu sắc tới không chỉ doanh nghiệp và người tiêu dùng trực tiếp đối với sản phẩm của doanh nghiệp đó mà còn tới toàn bộ nền kinh tế xã hội của một quốc gia và nền kinh tế toàn cầu. Nhưng cũng cần phải chú ý rằng bản thân cạnh tranh cũng chứa đựng những khuyết tật của nền kinh tế thị trường đó là việc các doanh nghiệp luôn chạy theo lợi nhuận mà không chú trọng đến các vấn đề xã hội như tình trạng phân hoá giàu nghèo, vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên... nên vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để hài hoà với mục tiêu của toàn xã hội. Bên cạnh đó là thực trạng cạnh tranh thiếu công bằng, cạnh tranh gian dối, điều này làm cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính bị cảm thấy không còn động lực để cạnh tranh trên thị trường, họ có thể nản lòng và như vậy cạnh tranh mất đi tác động tích cực của nó.

Chính vì thế, để hướng đến một môi trường cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp nên có những cái nhìn bao quát hơn, đạo đức hơn trong kinh doanh, dựa vào những dữ liệu thực tế kế hợp với chiến lược kinh doanh của mình để đưa ra cho thị trường, người tiêu dùng những sản phẩm rẻ hơn và chất lượng hơn. Về phía các cơ quan chức năng cần có những thông tin đa chiều để giải quyết sự việc một cách thấu

tình, đạt lý tránh những ảnh hưởng, thiệt hại không đáng có đến cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TÂN THUẬN

PHÁT TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tân Thuận Phát trên thị trường nội địa (Trang 27 - 29)