Nguyên tắc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển đổi dông ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên – Thực tiễn tư vấn tại công ty Luật Trí Nam (Trang 39 - 40)

14 Theo hợp đồng dịch vụ tư vấn của công ty TNHH Luật Trí Nam

3.1.Nguyên tắc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên

TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên

3.1.1 Đảm bảo xuất phát từ những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành

Luật Doanh nghiệp 2014 là văn bản pháp luật chuyên ngành về các hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nói riêng. Mỗi VBQPPL trước khi ban hành đều cần đáp ứng các nguyên tắc trong đó có nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, đảm bảo tính khả thi, và hai nguyên tắc này cũng là hai yêu cầu quan trọng đối với pháp luật về vấn đề chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Có thể thấy, muốn hoàn thiện các quy định thì chúng ta phải nhận thức đầy đủ và rõ ràng về những điểm không phù hợp với thực tế, từ những quy định hiện hành đó các nhà làm luật mới có cơ sở pháp lý để sửa đổi và bổ sung.

Để đảm bảo mục đích ban hành và nhiệm vụ quản lý thì Luật Doanh nghiệp nghiên cứu, sửa đổi các vấn đề hiện tại đang gây ra những khó khăn, hạn chế trong thực tiễn như các quy định thủ tục, trình tự chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Đây là một định hướng quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp thực tế nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Việc nghiên cứu lại những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành để nhận thức ra các vấn đề: Thứ nhất, tại sao quy định đó khi áp dụng lại không phù hợp. Thứ hai,

không phù hợp với những trường hợp hoặc loại hình doanh nghiệp nào. Thứ ba, khi biết mấu chốt của vấn đề, sẽ đưa ra được định hướng giải pháp chính xác nhất đề sửa đổi sao cho vừa đáp ứng thực tế, vừa đảm bảo việc ban hành này đã khắc phục được những bất cập cũ. Từ đó những quy định mới đảm bảo xuất phát từ những bất cập, hạn chế hiện hành của pháp luật, đảm bảo được yêu cầu về tính khả thi và hiệu quả.

3.1.2 Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt nam

Nguyên tắc này được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008: "Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật". Tính thống nhất của hệ thống pháp luật được hiểu là sự phù hợp, sự đồng bộ trong các quy định của pháp luật.

Về phương diện nội dung, tính thống nhất của pháp luật đòi hỏi pháp luật phải bảo đảm sự nhất quán. Điều này thể hiện ở chỗ các VBPL trong cùng một lĩnh vực khác nhau, hoặc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đều thống nhất trong việc xác lập mô hình hành vi. Tránh tình trạng VBPL thì cho phép nhưng đến văn bản hướng dẫn thi hành luật lại không cho phép, đồng thời, văn bản luật và văn bản có giá trị pháp lý thấp

hơn luật đều phải phù hợp với Hiến pháp. Mặt khác, pháp luật phải bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ thể. Do đó, tuy hoạt động chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên vẫn còn khá mới mẻ, chưa được pháp luật quy định rõ ràng trong luật Doanh nghiệp 2014 thì vẫn có sự đồng nhất trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, nếu luật chuyên ngành không quy định thì chúng ta vẫn có thể sử dụng đến những quy định trong Bộ luật dân sự 2015.

Về phương diện hình thức, tính thống nhất của hệ thống pháp luật còn được thể hiện qua cấu trúc, cách sắp xếp, phân loại thứ bậc, hiệu lực của quy phạm pháp luật. Cũng là các quy phạm cùng điều chỉnh về một quan hệ, nhưng tính thống nhất đòi hỏi những quy phạm pháp luật được quy định trong Hiến pháp phải có giá trị pháp lý cao nhất, sau đó mới đến những quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các bộ luật và luật, tiếp đó mới đến các quy phạm pháp luật chứa đựng trong các Văn bản quy phạm pháp luật khác.

3.1.3 Đảm bảo tính phù hợp với thông lệ và điều ước quốc tế

Với việc Việt Nam là thành viên của WTO thì trong quá trình xin ra kết nạp thành viên thì Việt Nam đã phải tiến hành sửa các điều luật, luật, bộ luật cho phù hợp với luật quốc tế, chính vì vậy mà việc tham khảo luật quốc tế là điều tất yếu để cho quá trình áp dụng luật trong nước trở nên dễ dàng hơn khi các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ quốc tế, đồng thời đưa luật trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên cùng với quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các nguồn luật quốc tế khác nhau thì trong quá trình các dịch giả soạn dịch sang tiếng việt thì tùy thuộc vào nội dung của quy định mà sử dụng thuật ngữ cho phù hợp với ngôn ngữ pháp lý, tránh làm sai lệch bản chất và sự khác biệt giữa các quan hệ này. Do đó mà nó đòi hỏi các cơ quan nhà nước và các nhà làm luật cần đưa ra một cách hiểu chung nhất để từ đó nó thuận lợi cho dịch giả đồng thời tạo cho đọc giả cách hiểu đúng nhất. Về ngôn ngữ pháp lý nói riêng cũng như hiểu rõ bản chất, khái niệm pháp lý của đại lý thương mại nói riêng cũng như hoạt động thương mại nói chung, từ đó nó tạo ra tính thống nhất trong các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của nó.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển đổi dông ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên – Thực tiễn tư vấn tại công ty Luật Trí Nam (Trang 39 - 40)