Phương án sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên – Thực tiễn tư vấn tại công ty Luật Trí Nam (Trang 33)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3.5. Phương án sử dụng lao động

Ngoài những trường hợp người lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động được quy định tại điều 38 Bộ luật lao động 2012, thì mọi sự thay đổi của doanh nghiệp đều không được ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Mặt khác, do tính “kế thừa quyền, nghĩa vụ” trong chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, nên công ty chuyển đổi sẽ phải tiếp tục sử dụng toàn bộ lao động đang làm việc cho công ty được chuyển đổi, cũng như tiếp tục “kế thừa” toàn bộ hợp đồng lao động mà công ty được chuyển đổi đã ký với người lao động trước đó. Thông thường, khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tư cách pháp lý cũng như những văn bản nội bộ của doanh nghiệp đều bị thay đổi theo. Tuy nhiên, trong trường hợp chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên thì doanh nghiệp vẫn thuộc loại hình công ty TNHH. Vì vậy, tên pháp nhân và một số giấy tờ, văn bản, hợp đồng có sử dụng tên công ty cũng không bị ảnh hưởng. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi một số điều khoản trong hợp đồng lao động để phù hợp với loại hình mới thì có thể soạn thảo thêm phụ lục của hợp đồng. Phần phụ lục này sẽ không làm mất giá trị pháp lý trước đó của hợp đồng lao động. Như vậy, khi chuyển loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, doanh nghiệp vẫn phải sử dụng toàn bộ nguồn lao động vốn có của công ty được chuyển đổi.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên – Thực tiễn tư vấn tại công ty Luật Trí Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w