Phương thức chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành công ty

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên – Thực tiễn tư vấn tại công ty Luật Trí Nam (Trang 30 - 31)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3.1. Phương thức chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành công ty

TNHH hai thành viên trở lên

Có hai phương thức chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, cụ thể như sau:

Cách thứ nhất, chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác. Việc chuyển nhượng, tặng, cho một phần vốn góp của công ty cho một chủ thể khác đã làm tăng số lượng thành viên của công ty. Mà theo khoản 1, điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014 thì: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty)”. Như vậy, khi số thành viên của công ty có nhiều hơn một người thì loại hình công ty TNHH một thành viên không còn phù hợp nữa. Điều này buộc công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Việc có thêm thành viên công ty sẽ làm tăng tiềm lực về nhân sự cho công ty. Tuy nhiên, phương thức này thường ít phổ biến, do việc làm tăng số lượng thành viên công ty nhưng vốn điều lệ lại không có sự thay đổi sẽ gây nhiều cản trở cho doanh nghiệp. Cụ thể: Việc có thêm thành viên công ty trong trường hợp này sẽ gây bất lợi rất lớn trong việc đưa ra quyết định nếu chủ sở hữu ban đầu muốn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc muốn đưa ra quyết định để thực hiện một chiến lược kinh doanh nào đó. Bởi lẽ, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì để một quyết định trong công ty TNHH hai thành viên trở lên được thông qua thì số phiếu biểu quyết tối thiểu phải là 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành. Một số trường hợp đặc biệt như “quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty”5 thì số phiếu tối thiểu phải là 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành. Như vậy, phương thức này không đem lại nhiều hiệu quả và lợi ích cho doanh nghiệp, do đó, rất ít khi được doanh nghiệp lựa chọn.

Cách thứ hai, Công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác. Cũng như phương thức trên, việc huy động thêm vốn góp sẽ làm tăng số lượng thành viên của công ty. Do đó, công ty buộc phải thực hiện thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để chuyển loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Phương thức này không những làm tăng tiềm lực về nhân sự mà còn làm tăng vốn điều lệ của công ty. Đối với một doanh nghiệp, vốn điều lệ có một tầm quan trọng rất lớn. Bởi lẽ, nó vừa

thể hiện tiềm lực và giá trị của doanh nghiệp, vừa làm tăng hiệu suất kinh doanh của công ty. Do vậy, phương thức này thường được áp dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên – Thực tiễn tư vấn tại công ty Luật Trí Nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w