Đặc điểm thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su và các sản phẩm cao su sang thị trường Mỹ của công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Cao su Nghệ An (Trang 27 - 30)

Mỹ là thị trường tiềm năng, có nhu cầu nhập khẩu cao su tăng cao. Theo thống kê, Mỹ cần sử dụng khoảng 1 triệu tấn cao su mỗi năm. Mỹ nhập khẩu các loại cao su

tự nhiên và các sản phẩm cao su chủ yếu từ Thái Lan, Đức, Việt Nam, Indonesia, Malaysia ...

Mỹ nhập khẩu các loại cao su gồm cao su tự nhiên và cao su tổng hợp để sản xuất lốp ô tô và các sản phẩm cao su phục vụ tiêu dùng và sử dụng trong các ngành công nghiệp khác như: đế giày, dép cao su, găng tay cao su, ống cao su,...

Cơ cấu nhập khẩu cao su tại Mỹ:

- Cao su xông khói RSS: Thái Lan chiếm 55%, Đức 26%, Việt Nam 5,2%,...

- Cao su TSNR: Indonesia chiếm 49%, Thái Lan chiếm 19%, Việt Nam chiếm 8,4%,... - Cao su tự nhiên dạng khác: Thái Lan chiếm 57,2%, Việt Nam chiếm 16,1%, ....

Thuế suất nhập khẩu cao su của Mỹ:

Bảng 3.4. Thuế nhập khẩu cao su của Mỹ

ST T

Cao su Thuế nhập khẩu VAT

1 Cao su xông khói RSS 2,5% 0%

2 Cao su TSNR và cao su tự nhiên dạng khác 0% 0%

3 Cao su tổng hợp và hỗn hợp khác 3,9% 0%

(Nguồn: Biểu thuế nhập khẩu Mỹ 2018)

Về khả năng cung ứng, Mỹ cũng có nơi sản xuất cao su, tuy nhiên lượng cung

sản xuất chỉ với 384 000 tấn không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lớn, lên đến 1 triệu tấn mỗi năm. Vì vậy, ngoài việc nhập khẩu các loại cao su tự nhiên, Mỹ còn nhập khẩu các đồ tiêu dùng, các sản phẩm cao su để có thể cung ứng đủ cho thị trường nội địa.

Với lượng nhu cầu quá lớn, Mỹ đang dần trở thành đích đến, thị trường tiềm năng cho các nước xuất khẩu cao su, trong đó có Việt Nam.

Về nhu cầu nhập khẩu, theo số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế

Mỹ, Trong 8 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su của nước này từ Việt Nam đạt 20,46 nghìn tấn, trị giá 27,03 triệu USD, giảm 4,8% về lượng và giảm 14,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Mỹ ở mức 1,5%, giảm so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 8 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) của Mỹ đạt 693,18 nghìn tấn, trị giá 1,03 tỷ USD, tăng 3,6% về lượng, nhưng giảm 2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Nhập khẩu lốp xe vào Mỹ năm 2018 chỉ còn tăng 7,8% so với năm 2017 lên 14,8 tỷ USD, trong khi xuất khẩu tăng gần 28% lên 5,23 tỷ USD. Do đó, thâm hụt thương mại liên quan đến lốp xe của nước này đã giảm 6,8% trong năm vừa qua so với 2017, xuống còn 9,6 tỷ USD, là năm thứ 2 liên tiếp thâm hụt thương mại lốp xe giảm (năm 2017, lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ, thâm hụt thương mại lốp xe của Mỹ sụt giảm so với năm liền trước).

Theo Rubbernews, Việt Nam nằm trong số những nước xuất khẩu lốp xe khách và xe tải nhẹ sang Mỹ tăng trong năm 2018, tăng 31,9% về số lượng, lên 8,52 triệu chiếc, và đứng thứ 7 trong số những nước cung cấp chủ chốt. Trị giá lốp xe Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trung bình năm 2018 là 51,37 USD, tăng 3,7%

Cao su là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của con người, nhưng không vì thế mà có thể nhập khẩu cao su và các sản phẩm cao su một cách bừa bãi. Khi xuất khẩu cao su vào thị trường Mỹ, doanh nghiệp cần chú ý những điểm sau:

Thứ nhất, thị trường cao su Mỹ có mức tiêu thụ cao và ổn định, nhưng người Mỹ lại có yêu cầu rất cao về chất lượng. Các chủng loại cao su nhập khẩu vào Mỹ phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của Mỹ, ví dụ như: Quy định về xuất xứ “sản phẩm được xác định vào nước gốc là nơi cuối cùng sản xuất ra sản phẩm với sản phẩm đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới.” ; Quy định về nhãn hiệu hàng hóa “Mọi hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ ngoại quốc, phải ghi rõ ràng, không tẩy xoá được, ở chỗ dễ nhìn thấy được trên bao bì xuất nhập khẩu. Tên người mua cuồi cùng ở Mỹ, tên bằng tiếng Anh nước xuất xứ hàng hoá đó. Hàng đến tay người mua cuối cùng thì trên các bao bì, vật dụng chứa đựng bao bì tiêu dùng của hàng hoá cũng phải ghi rõ nước xuất xứ của hàng hoá bên trong.”; .... Ngoài ra, cần đáp ứng chất lượng cao su theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 247, ISO 248, ISO 2007, ...

Thứ hai, cần phải đảm bảo các sản phẩm không gây nguy hại đến môi trường Thứ ba, các sản phẩm cần được tăng cường xúc tiến và quảng cáo mặt hàng cao su tự nhiên và các sản phẩm cao su khác thông qua các hội chợ, triển lãm chính quy tại Mỹ, các tổ chức xúc tiến thương mại,.... để tạo độ tin tưởng cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su và các sản phẩm cao su sang thị trường Mỹ của công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Cao su Nghệ An (Trang 27 - 30)