Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN để xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN

Một phần của tài liệu phuong huong xay dung va hoan thien nha nuoc phap quyen XHCN viet nam (Trang 26 - 29)

I. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền CNXH Việt Nam

2. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN để xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN

dân chủ XHCN

Như đã trình bày ở trên Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; là Nhà nước do dân lao động làm chủ, là Nhà nước dân chủ với đặc trưng mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Là hai mặt của một thể thống nhất, dân chủ và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Dân chủ chịu sự qui định của pháp luật, dân chủ trong khuôn khổ của pháp luật. Dân chủ cần đến pháp luật như là những công cụ, phương thức để thực hiện. Việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam với một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh cũng là một tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, để thực sự nhà nước này là của dân, do dân, vì dân.

Dân chủ đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, với những nấc thang cung bậc khác nhau, từ dân chủ công xã nguyên thuỷ, dân chủ trong xã hội nô lệ, dân chủ trong xã hội phong kiến, dân chủ tư sản cho đến dân chủ trong XHCN, nhưng tất cả đều có chung một đặc trưng đó là: dân chủ nào cũng gắn với kỷ cương, với pháp luật. Dân chủ XHCN lại càng không thể không gắn với pháp luật của nhà nước XHCN. Dân chủ XHCN- hình thành từ khi nhà nước XHCN được xác lập – là quyền làm chủ của nhân dân lao động đối với nhà nước

và xã hội. Mặc dù nền dân chủ XHCN đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 80 năm, nhưng vẫn chưa được củng cố và hoàn thiện, vẫn thiếu những thể chế pháp lý cần thiết để hiện thực hoá dân chủ.

Thực tiễn ở Việt Nam cũng vậy, quyền dân chủ của nhân dân lao động thiếu những cơ chế để thực hiện, hơn nữa còn bị vi phạm. Bước vào thời kỳ đổi mới, nhà nước ta coi việc tăng cường pháp chế, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN là nội dung và điều kiện của quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN. Từ khi Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 30/CT-TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, quá trình dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội đã đạt được nhiều kết quả khởi sắc. Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, nền dân chủ XHCN ở nước ta vẫn còn trong quá trình tìm tòi, thể nghiệm. Trên thực tế, quyền dân chủ của nhân dân vẫn bị vi phạm nghiêm trọng, kéo dài, chậm khắc phục. Tình trạng buông lỏng kỷ cương pháp luật, dân chủ hình thức, cán bộ cửa quyền – tham nhũng còn phổ biến, gây mất lòng tin nhân dân, cản trở mọi sự phát triển của xã hội.

Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ngày 28-03-2002, Ban Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị số 10/CT-TW về việc tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Chỉ thị yêu cầu một số nội dung về việc thực hiện qui chế dân chủ, trong đó những nội dung dân chủ này phải trở thành những quy định của pháp luật.

Việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN đã đặt ra yêu cầu thể chế hoá phương châm dân biết, dân bàn, dân kiểm tra thành những quy định của nhóm có pháp lý, quy định nghĩa vụ chủ yếu của nhà nước pháp quyền- như một

tất yếu khách quan. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân sẽ đảm bảo nền dân chủ xã hội, XHCN sẽ dần được hoàn thiện.

3.Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề xã hội và văn hoá.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, ở nước ta về mọi mặt của đời sống xã hội có những biến đổi đáng kể. Bên cạnh những yếu tố tích cực đó là nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện về cả vật chất và tinh thần, thì có không ít những nhân tố tiêu cực gây những ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội và đất nước: Cơ cấu dân cư thay đổi; trình độ văn hoá, khoa học-kỹ thuật không đồng đều, phân bố không hợp lý; sự phân hoá giàu nghèo tăng mạnh, khoảng cách thành thị và nông thôn có xu hướng ngày càng cách xa; tình trạng phân bố dân cư và lao động xã hội biến đổi nhanh; đặc biệt các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, văn hoá ngoại lai, đạo đức suy đồi, thái độ thờ ơ về chính trị, thực dụng về kinh tế, chạy theo đồng tiền, vun vén lợi ích cá nhân, mê tín dị đoan, tội phạm hình sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN và tài sản công dân... đang có xu hướng gia tăng; trật tự, an toàn xã hội bị buông lỏng, tâm lý, tâm trạng xã hội vẫn còn những biểu hiện và diễn biến phức tạp...

Xây dựng nhà nước pháp quyền còn nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc và xây dựng con người Việt Nam XHCN. Bằng việc sử dụng pháp luật, Nhà nước pháp quyền sẽ quản lý các hoạt động văn hoá theo hướng phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc và tiếp thu, chọn lọc các tinh hoa văn hoá nhân loại, giữ gìn bản sắc và chấn hưng nền văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế vì mục tiêu phát triển.

Thông qua con đường nhà nước và pháp luật, hệ thống các giá trị xã hội mới, trong đó các giá trị văn hoá, đạo đức và nhân cách con người Việt Nam mới có điều kiện trở hành phổ biến một cách nhanh chóng. Các tàn dư văn hoá lạc hậu, phản động, phản văn hoá và văn hoá ngoại lai bị hạn chế và xoá bỏ bằng

pháp luật. Nhà nước pháp quyền với công cụ pháp luật là công cụ hữu hiệu để bảo vệ nền văn hoá, lối sống tiến bộ, có định hướng đúng đắn và ổn định các giá trị văn hoá, xã hội, tạo cơ sở pháp lý để mọi người dân hướng tới cái chân- thiện- mỹ.

Xây dựng nền văn hoá (trong đó có văn hoá pháp lý) tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN hướng tới mục tiêu xây dựng một nền văn hoá theo đúng định hướng XHCN, một nền văn hoá hướng tới xây dựng con người Việt Nam có nhân cách, trí tuệ, sáng tạo, trung thực, một nền văn hoá trong đó con người được hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Qua những luận điểm cơ bản nêu trên, ta thấy được sự vận động và phát triển mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội nước ta có chung một yêu cầu bức xúc là xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN. Việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở nước ta có chung một yêu cầu bức xúc là xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN. Việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở nước ta trở thành vấn đề mang tính quy luật, bắt nguồn từ tất yếu sự phát triển của kinh tế, sự bình ổn về chính trị và xã hội, và là vấn đề mang tính thời đại trong điều kiện thế giới và khu vực có nhiều biến động bát thường. ”Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là tạo ra công cụ chính trị- pháp lý thực hiện sự định hướng XHCN đối với mọi lĩnh vực phát triển của xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội”. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam gắn bó, quan hệ chặt chẽ với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta.

Một phần của tài liệu phuong huong xay dung va hoan thien nha nuoc phap quyen XHCN viet nam (Trang 26 - 29)

w