Đánh giá quá trình tiếp xúc giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Phương Tây

Một phần của tài liệu Văn Hoá Việt Nam và Phương Tây (Trang 31 - 35)

Phương Tây

2.3.1 Tích cực

Sự ra đời của những nhân tố mới: Chữ Quốc Ngữ, nhà trường, báo chí, các ngành văn hóa nghệ thuật hiện đại như kiến trúc hội họa, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu… và những nhân tố xã hội mới có quan hệ chặt chẽ với văn hóa đó là tầng lớp tri thức, thị dân ra đời.

Trong đó tầng lớp tri thức tự do sống bằng lao động tri óc: dạy học, viết văn, viết báo

- Dưới ảnh hưởng của phong trào Duy Tân, các nhà nho yêu nước, những người được đào tạo theo “cựu học” đã nhanh chóng nắm lấy “tâm học” để nâng cao dân trí “đàn bà, trẻ con đều biết chữ”, phát huy tinh thần yếu nước chống thực dân và canh tân đất nước.

- Người Việt Nam vốn thông minh, năng động cầu tiến, nên với văn hóa truyện thống trước đó và văn hóa phương Tây – họ đã tìm hiểu, nghiên cứu

=> vì vậy, đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới văn hóa Việt Nam

- Một số nhà giáo người Pháp là những người có học vấn, thấm nhuần lý tưởng tự do bình đẳng, giàu tình nhân văn và có trách nhiệm nghề nghiệp => với mong muốn truyền bá những tinh hoa văn hóa của nước Pháp => nên đã góp phần đào tạo đội ngũ tri thức, chuyên môn giỏi thược nhiều ngành khác nhau.

- Qúa trình tiếp xúc giữa văn hóa Việt Nam với Văn hóa phương Tây tiêu biểu là văn hóa của nước Pháp, đã đem lại một diện mạo mới, một sự cách tân trong văn hóa Việt Nam

+ Sự xuất hiện của báo chí đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá chữ quốc ngữ vừa mang tính khoa học, dân tộc và đại chúng => Góp phần nâng cao trình độ hiểu biết thông tin của nhân dân

+ Ông cha ta từ xưa đã có sự đam mê văn chương và đã tạo nên kho tàng sách Hán – Nôm đồ sộ

Nhưng từ khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây thì sự đam mê văn chương càng có cơ hội và phương tiện để phát triển, phổ biến rộng rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân

+ Những người gây dựng nền kịch nói của Việt Nam thời đó là những người có tri thức, vừa là nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ hàng đầu của Việt Nam – Họ tiếp xúc với sân khấu không chỉ một ngành nghệ thuật biệt lập mà có sự liên kết một cách tổng thể nền văn hóa.

 Sự tiếp xúc đó giúp cho người nghệ sĩ phát hiện ra những quan hệ mới – ngoài sự thể hiện của đời sống thực, còn xuất hiện thế giới mơ tưởng, của tư duy, của tâm linh…

 Với những diễn viên nổi tiếng như: Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Nguyên Hồng…

+ Sự tiếp xúc đó, đã đem lại cho nền âm nhạc Việt Nam thêm phong phú, tiểu biểu là loại nhạc tình và nhạc hùng

Nhạc tình mang tính lãng mạng

Nhạc hùng là những hành khúc khỏe, trẻ của lớp thanh niên đi theo bước quân hành của lịch sử hào hùng Việt Nam

 Những hành khúc này được phát huy cao độ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

+ Với tài năng với sức mạnh của lý tưởng thẩm mỹ và nhân cách của người nghệ sĩ yêu nước đã tạo nên một nền mỹ thuật Việt Nam vừa dân tộc vừa hiện đại

Họ chính là những người mở đường và đặt nền móng cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, các loại họa sĩ tiêu biểu của trường Mỹ Thuật Đông Dương như Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái…

 Tất cả đều đi theo quy trình sự sao phỏng theo mẫu mực châu Âu rồi được bản địa hóa

 Nhưng theo Gs Phan Ngọc “ Đây không phải là một sự bắt chước mà thực tế là một sự cấu trúc hóa lại toàn bộ văn hóa Việt Nam”tiếp xúc văn hóa được diễn ra đồng thời hai quá trình đan xen lẫn nhau không thể tách biệt đó là quá trình dân tộc hóa yếu tố ngoại sinh và hiện đại hóa yếu tố nội sinh.

Quá trình tiếp xúc những yếu tố từ bên ngoài được người Việt Nam lựa chon, cái gì không phù hợp sẽ bị sang lọc gạt bỏ, còn quá trình hiện đại hóa văn hóa truyền thống cũng được thực hiện bằng sự cải tiến them những nhân tố hiện đại để rồi đổi mới nâng cao các yếu tố truyền thống cho phù hợp với cuộc sống mới.

Đặc biệt là sự đổi mới của nền văn hóa Việt Nam trong sự tiếp xúc với văn hóa Phương Tây đã tạo nên một bước nhảy vọt lớn từ truyền thống đến hiện đại. Mặc dù sự phát triển về kinh tế cũng như đời sống vật chất của người Việt Nam còn ở tình trạng kém phát triển nhưng về văn hóa đã tiềm ẩn sức sống mãnh liệt của một dân tộc.

Chính sức mạnh văn hóa trong quá trình tiếp biến ấy đã lý giải vì sao nước Việt Nam nhỏ bé lại có thể chiến thắng được các lực lượng xâm lược hung mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.

2.3.2 Tiêu cực

Việt Nam vào đầu thế kỷ XX do sự khai thác thuộc địa và sự thống trị của thực dân đã diễn ra quá trình đô thị hóa, tầng lớp thị dân vừa là người tiếp nhận, vừa chuyển tải văn hóa mới từ nơi này sang nơi khác từ thành phố đến nông thôn từ miền xuôi lên miền ngược nên đã diễn ra quá trình hình thành một lối sống thị dân ngày càng cách biệt với lối sống nông thôn.

Ở các đô thị, nền kinh tế hàng hóa phát triển cuộc sống của người dân dần bắt đầu hình thành theo nguyên tắc nền văn minh công nghiệp. Vì vậy, con người dần chạy theo thu nhập của cá nhân, làm cho cuộc sống mới mọi thứ bị đảo lộn nảy sinh sự phân biệt giàu nghèo.

Ban đầu sự tiếp xúc văn hóa mang tính cá nhân rồi biến thành phong trào theo hướng hướng ngoại như phong trào ăn mặt tân thời, đàn ông cắt tóc ngắn mặt đồ Âu, đàn bà mặc áo dài đã gây ra nhiều tranh cãi, nhiều che bai nhưng theo trào lưu là “mốt”. Chính vì thế, đã tạo ra lối sống thị dân tách biệt với lối sống ở nông thôn.

Văn hóa truyền thống sẽ bị mai một dần trong quá trình tiếp xúc.

Quá trinh đô thị hóa dẫn đến sự cách biệt giữa đô thị với nông thôn, giữa tầng lơp giàu và nghèo

Về mặt tư tưởng

Đạo Kito giáo truyền vào nước ta đã phá vỡ kết cấu tam giáo đồng nguyên gây mâu thuẫn trong xã hội.

Về trang phục có sự cách tân mới, trang phục truyền thống dần bị mất đi trong đời sống của người dân.

KẾT LUẬN

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, nền văn hóa Việt Nam là kết quả của sự hội tụ trong quá trình tích hợp dân tộc

Nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam đã tiếp nhận văn hóa Trung Hoa, đồng thời tiếp nhận những ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ.

Đến khi thực dân Pháp sang xâm chiếm người Việt Nam cũng đã tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa phương Tây theo cách riêng của mình.

Đồng thời, do phải tiến hành những cuộc đấu tranh lâu dài để dựng nước và dự nước, hơn nữa phải chống lại những nước lớn có nền văn hóa cao hơn mình

 Vì vậy, người Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc tiếp nhận nền văn hóa ngoại lai ý thức độc lập dân tộc vừa là động lực vừa là bộ máy điều chỉnh thái độ ứng xử. Sự lựa chọn và sự sàng lọc để tiếp nhận những tinh hoa văn hoa văn hóa của các dân tộc khác mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc

 Trong quá trình tiếp xúc văn hóa nước ngoài, nguyên tắc của người Việt Nam là làm sao đảm bảo được chủ quyền, giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng bên cạnh đó phải có sự đổi mới làm cho đất nước mạnh về mọi mặt theo hướng hiện đại để sánh vai với các cường quốc năm châu.

 Vì vậy, quá trình tiếp xúc với yếu tố văn hóa phương Tây, đã giữ một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa Việt Nam theo hướng hiện đại đó là sự tiếp nhận một cách tự nguyện có chọn lọc và chủ động

Một phần của tài liệu Văn Hoá Việt Nam và Phương Tây (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w