Hồ Chí Minh Toàn tập,NXB CTQG, H,2000,t3,tr

Một phần của tài liệu Vai trò của nguyễn ái quốc đối với sự ra đời của đảng cộng sản việt nam (Trang 30 - 35)

Quốc, Người gặp gỡ những chiến sĩ cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây để tìm hiểu thêm tình hình. Sau đó người đã đến Hương Cảng chuẩn bị công việc cho Hội nghị hợp nhất. Người đã chọn Hương Cảng là nơi tổ chức hội nghị bởi lúc đó Hương Cảng là thuộc địa của Anh, chính quyền sở tại ít chú ý tới những hoạt động yêu nước của người Việt Nam, do đó sẽ đảm bảo an toàn hơn cho Hội nghị.

Để chỉ đạo hội nghị tiến hành đạt mục tiêu thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc xác định rõ vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tự phê bình và phê bình về những thành kiến của tổ chức cộng sản dẫn đến tình trạng xung đột công kích nhau, phải xóa bỏ những khuyết điểm đó và thành thật hợp tác thống nhất các tổ chức cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đã đại diện cho Quốc tế cộng sản và khả năng thuyết phục cảm hóa lòng người và uy tín lớn của Người., những vấn đề bất đồng khó giải quyết lâu nay đã được hòa giải nhanh chống. Tiếp đó, bàn về việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thảo luận thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược văn tắt và điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Hội nghị đã thảo luận sôi nổi và tán thành ý kiến chủ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, hợp nhất Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Lúc đó tổ chức Đông Dương cộng sản liên đoàn đã không kịp cử đại biểu đến dự, sau này đã xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Khác với chỉ thị của Quốc tế Cộng sản là lập Đảng Cộng sản Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra và được hội nghị hợp nhất thông qua 3-2-1930 với tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy Đông Dương là thuộc địa của Pháp nhưng gồm 3 dân tộc sinh sống và có lịch sử quốc gia dân tộc với những đặc thù riêng. Nên đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam là phù hợp với thực tế lịch sử và hơn thế nữa, đó là sự tôn trọng và quán triệt nguyên tắc về dân tộc tự quyết của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là giai cấp công nhân và đội tiền phong của nó mang bản chất quốc tế nhưng trước hết phải tự quyết về vận mệnh của dân tộc mình: Phải giành lấy chính quyền, phải tự mình trở thành dân tộc. Nguyễn Ái Quốc đã nhận định Đông Dương Cộng

sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng đều ra đời và hoạt động vì mục tiêu giải phóng dân tộc và nhân dân lao động. Nguyễn Ái Quốc đã không lựa chọn ai là chân chính cộng sản, ai là không chân chính… mà Người đã chuyển nguyên khối các tổ chức đó vào Đảng Cộng sản Việt Nam, chư không gải thể rồi lựa chọn những phần tử ưu tú để kết nạp vào Đảng như điều kiện thành lập Đảng Cộng sản ở Đông Dương do Quốc tế cộng sản nêu ra.

Như vậy, để đi tới quyết định thống nhất các tổ chức đảng vào trong một tổ chức duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động trong mọi công việc, Người chọn địa điểm diễn ra hội nghị, chủ động soạn thảo dự thảo các văn kiện cho hội nghị, lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam …và Người đã trực tiếp đứng ra chủ trì hội nghị quan trọng có tính bước ngoặc quan trọng này đối với Đảng ta. Chỉ trong vòng một tháng, ba tổ chức cộng sản ở Đông Dương đã thống nhất vào trong một Đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến đây có thể nói, với sự tổ chức tài tình sáng tạo, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử trọng đại trước giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam. Thông qua cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc vạch ra cho cách mạng Việt Nam đi từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội, và đề ra nguyên tắc tổ chức đảng kiểu mới đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện xã hội thuộc địa nữa phong kiến.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam được đánh dấu bằng mốc son hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời, chủ động giải quyết yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam, với tài năng và uy tín của mình kết hợp với sự khéo léo trong công tác tổ chức và thành lập nên một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam, chấm dứt sự phân tán về tổ chức và sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam suôt 72 năm từ năm 1858 -1930. Đồng chí Nguyễn Thiệu người trực tiếp tham dự hội nghị hợp nhất thành lập Đảng đã viết trong dịp kỷ niệm 34 năm ngày thành lập Đảng Cộng

sản Việt Nam: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã làm cho chúng tôi được thỏa lòng, Đảng mới, tên mới, tất cả đều thống nhất theo tinh thần mới…lịch sử dân tộc và cách mạng Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao to lớn đó của Người.

Chương 3: Ý NGHĨA SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 3.1. Ý nghĩa dân tộc

Với sự chuẩn bị tích cực và sáng tạo các tiền đề về mọi mặt cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc, đặt biệt là phương pháp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đã dẫn tới Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3 -2 -1930. Đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Chính sự kết hợp ba yếu tố này đã phản ánh tính đặc thù trong quy luật hình thành Đảng ở một nước Việt Nam thuộc địa, nữa phong kiến.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn ngay từ đầu. Đó chính là kết quả của quá trình tìm tòi và sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc. Người đã sớm thấy được tầm quan trọng của đường lối, đó là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự tồn tại của Đảng và thắng lợi của cách mạng. Nhờ có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, ngay sau khi Đảng ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước sau một thời gian dài trên đất nước ta. Nhờ cách làm cẩn trọng, kiên quyết sáng tạo, linh hoạt, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất được tư tưởng và hành động của các tổ chức đảng xuất hiện những năm 1929, 1930, tránh được sự phân tán về tổ chức, phân liệt về chính trị, tư tưởng…

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã xác lập vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam và toàn thể dân tộc Việt Nam. Cũng bắt đầu từ đây, đánh dấu sự thắng lợi của đường lối cứu nước theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đường lối cải lương và quốc gia cách mạng

theo hệ tư tưởng tư sản. Đánh dấu sự hoàn chỉnh cơ bản con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối đúng đắn đã đưa nhân dân ta vào cuộc đâu tranh mới vì độc lập, tự do và phát triển đất nước. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và tôi luyện ra đời là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Đây là sự chuẩn bị điều kiện cơ bản quyết định cho sự thắng lợi oanh liệt nối tiếp nhau của cả dân tộc Việt Nam và những bước nhảy vọt lớn trong lịch sử tiến hóa của dân tộc ta. Mười lăm tuổi, Đảng đã lãnh đạo nhân dân làm nên cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại, giành lại nền độc lập cho dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó Đảng lại lãnh đạo nhân dân làm nên hai cuộc kháng chiến thần thánh, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, giành trọn vẹn mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc, đưa cả nước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Văn kiện đại hội IX đã tổng kết: " Đối với nước ta, thế kỷ XX là thế kỷ đấu tranh oanh liệt giành lại độc lập, tự do, thống nhất tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thế kỷ của những chiến công và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại".

3.2. Ý nghĩa thời đại

Người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình, những kết quả đem lại với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam không những có ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa đối với thời đại.

Một Đảng mới ra đời ở một nước thuộc địa nữa phong kiến đã sớm xác định đường lối và phương pháp cách mạng đúng, là một hiện tượng hiếm có trên thế giới. Trong lịch sử phát triển phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã cho thấy Đảng hoạt động trong một thời gian khá dài mới xác định được đường lối đúng đắn. Ngay cả những Đảng Cộng sản lớn như Đảng dân chủ xã hội Nga mặc dù

được thành lập năm 1898 nhưng trải qua ba lần đại hội, đến năm 1905 mới xác định được cương lĩnh hay Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập năm 1921 nhưng phải qua 6 lần đại hội, cho đến tháng 1-1935 mới xác định được đường lối đúng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã góp phần quan trọng trong kho tàng kinh nghiệm cách mạng thế giới đối với việc ra đời của một Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa. công thức ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kết hợp lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin cộng với thực tiễn cách mạng Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam = chủ nghĩa Mác-Lênin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước và thực tiễn lãnh đạo các phong trào cách mạng ở Việt Nam là một đóng góp to lớn vào lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Là một tấm gương cho các nước cùng cảnh ngộ noi theo. So với lý luận mang tính cổ điển: Đảng Cộng sản = chủ nghĩa Mác-Lênin + phong trào công nhân. Thì đây là bước đột phá mới mẽ thông qua thực tiễn gần 20 năm (1911 - 1930) Hồ Chí Minh đã mài mò, khảo nghiệm và đi đến quyết định thành lập ở Việt Nam mang đầy đủ tính đặc trưng của chủ nghĩa Mác-Lênin và căn cứ vào thực tiễn Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vai trò của nguyễn ái quốc đối với sự ra đời của đảng cộng sản việt nam (Trang 30 - 35)