Hồ Chí Minh Toàn tập,NXB CTQG, H,2000,t2,tr

Một phần của tài liệu Vai trò của nguyễn ái quốc đối với sự ra đời của đảng cộng sản việt nam (Trang 25 - 30)

12 Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB CTQG, H,2000,t2,tr280

Ái Quốc đã phát triển thêm: Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi. Quan điểm về phương pháp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc thể hiện cách mạng bạo lực rất rõ ràng. Phải có sách lược, chiến lược, lúc nào nên làm, lúc nào chưa nên làm, như vậy cách mạng mới đi tới thắng lợi.

Nguyễn Ái Quốc còn chỉ rõ đi đôi với đoàn kết dân tộc chính là đoàn kết quốc tế. Cách mạng An Nam cũng là bộ phận của cách mạng thế giới, mọi người làm cách mạng trên thế giới đều là bạn của nhân dân An Nam cả. Tuy nhiên để phát huy cao độ yếu tố ngoại lực "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta" tránh tư tưởng trông chờ ỷ lại, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: Muốn người ta giúp cho, thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã". Mặt khác Người cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Đảng cách mạng. Ngay từ khi tìm thấy chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã nắm vững quy luật Đảng có mạnh thì cách mạng mới thành công, Đảng vững là nhờ có chủ nghĩa, trong Đảng ai cũng hiểu, ai cũng theo chủ nghĩa ấy. Về rèn luyện chính trị cho cán bộ, cho Đảng, Người đã đưa ra 29 điều về "tư cách một người cách mệnh", trong đó nhấn mạnh " phải giữ chủ nghĩa cho vững/hy sinh/ít lòng ham muốn về vật chất".

Đối với tiền đề về chính trị, những tư tưởng cơ bản trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Người trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với thực tiễn đặc điểm của cách mạng Việt Nam. Đây là nền móng cơ bản đặt cơ sở cho sự hình thành một cương lĩnh chính trị đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, đặt nền móng vững chắc cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2.2.3. Chuẩn bị tiền đề về tổ chức

Khác với các Đảng Cộng sản khác, Đảng Cộng sản Việt Nam được hình thành từ một tổ chức tiền thân mà Nguyễn Ái Quốc đã dày công rèn luyện: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc đên Quảng Châu nhằm thực hiện một chương đã được xác định. Mở lớp huấn luyện cho thanh niên yêu nước Việt Nam có mặt tại Quảng Châu về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, lôi cuốn thanh niên từ trong nước sang huấn luyện xong lại cử họ về nước hoạt động tuyên truền cách mạng. Từ kết quả huấn luyện đào tạo và lập ra một tổ chức cách mạng của thanh niên, chọn lọc trong đó những phần tử trung kiên, chuẩn bị hạt nhân để tiến tới thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam. theo dõi và chỉ đạo phong trào nông dân ở Trung Quốc và Đông Nam Á, giúp Quốc tế Cộng sản nắm được tình hình về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông.

Sau một thời gian tìm hiểu, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu xây dựng tổ chức cách mạng tuần tự theo từng bước: tiếp xúc tìm hiểu những người yêu nước Việt Nam đang hoạt động ở miền Nam Trung Quốc, đến việc thành lập một nhóm bí mật làm nồng cốt - Cộng sản đoàn, cuối cùng là thành lập Hội Việt Nam cách mạng thang niên và đặt nó trong mối liên hệ cách mạng châu Á, tức là thành lập một Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Người đã mở lớp huấn luện để bồi dưỡng cho những người dự lớp kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, về đường lối cách mạng mà Người đã xác định buổi đầu, về phương pháp tổ chức và vận động quần chúng. Qua đó tìm hiểu một cách sâu sát những người được giới thiệu. Sau lớp huấn luyện đầu tiên nhóm bí mật cộng sản đoàn đã ra đời gồm 9 thành viên làm hạt nhân cho tổ chức rộng lớn sau đó - Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (Hội Việt Nam cách mạng thanh niên). Hội có chương trình điều lệ của hội và hội được tổ chức theo 5 cấp: Tổng bộ, Kỳ bộ, Tỉnh bộ, Huyện bộ, Chi bộ(14) . Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp phục trách và là giảng viên chính của các lớp huấn luyện chính trị, đồng thời Người còn mời các đồng chí trong Tỉnh uỷ Quảng Đông của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nói chuyện và giảng bài. Chương trình huấn luyện là những bài giảng sau này được tập hợp trong tác phẩm Đường Kách mệnh. Sau khi học

xong, ngoài số cán bộ được cử về nước hoạt động, Nguyễn Ái Quốc còn chọn một số đưa đi học trường quân sự Hoàng Phố, một số sang học trường đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản.

Các tờ báo: Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút, Công nông, nguyệt sang lính cách mạng cùng với Đường Kách mệnh đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam, đẩy mạnh việc chuẩn bị đầy đủ các tiền đề về tư tưởng, chính trị, tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam.

Với sự hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc, Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức được thành lập vào ngày 9-7-1925. Đây là đoàn thể mang tính chất quốc tế bao gồm người Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Inđônêxia, Mianma, Việt Nam … Nguyễn Ái Quốc đã gắn kết hoạt động của hội Việt Nam cách mạng thanh niên với tổ chức có tính quốc tế đó. Mục đích là đưa sự nghiệp đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức châu Á vào quỹ đạo của cách mạng vô sản.

Việc Nguyễn Ái Quốc gieo hạt giống của chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội lên mảnh đất cách mạng Việt Nam không phải là sự áp đặt, mà là sự đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử. Chính vì vậy, từ sau năm 1925, đặt biệt là những năm 1928,1929 phong trào cách mạng Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản khắp ba kỳ: Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc kỳ (6-19129), An Nam Cộng sản Đảng ở Nam kỳ và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1-1930). Sự xuất hiện của ba tổ chức Đảng nói trên là sự vận động tất yếu của một quá trình lịch sử từ khi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời ở trình độ tự phát - giai cấp tự nó, từng bước tiếp nhận ánh sáng của chủ nghĩa xã hội khoa học, dần dần trở thành giai cấp tự giác - giai cấp vì nó và vì dân tộc. Phong trào công nhân ngày càng phát triển thì tổ chức tiền thân của Đảng - Hội Việt Nam

cách mạng thanh niên không thể đáp ứng được đòi hỏi của tình hình cách mạng mới.

Đến đây thì sự chuẩn bị tổ chức từ một nhóm thanh niên ưu tú (Tâm tâm xã) Nguyễn Ái Quốc dã thành lập tổ chức tiền thân của Đảng sau này đã hoàn thành. Kết quả truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, con đường cách mạng Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc thông qua Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã đưa đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở ba kỳ. Điều đó đánh dấu sự chính mùi về mặt tư tưởng và lý luận của giai cấp công nhân ở Việt Nam. Trên thực tiễn đó đặt ra yêu cầu phải thống nhất và tổ chức lại thành một khối duy nhất để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

2.3. Chủ động triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản

2.3.1. Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản

Trước sự phát triển của phong trào cách mạng sôi nổi ở nhiều nước và những mâu thuẩn trong hàng ngũ tư bản và đế quốc, Quốc tế Cộng sản chủ trương "Bônsênhvích hóa" các Đảng Cộng sản. Và trước tình hình chung và yêu cầu của cách mạng Đông dương, Quốc tế Cộng sản nhiều lần thể hiện quan điểm về việc phải nhanh chống thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất ở các khu vực này. Ngày 18-10-1929, trong "dự thảo II" về thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, tại phiên họp Hội đồng Ban bí thư Phương Đông có khẳng định: Việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương càng trở nên cần thiết. Ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản chính thức gửi cho những người cộng sản Đông Dương tài liệu về việc thành lập Đảng Cộng sản ở Đông Dương: " Việc thiếu một Đảng Cộng sản duy nhất trong lúc phong trào quần chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt của cách mạng Đông Dương…Sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và cuộc đấu tranh giữa các nhóm đó là nguy cơ tay hại nhất cho toàn bộ phong trào cách mạng Đông Dương", Quốc tế

Cộng sản chỉ thị: " Nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một số Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương"(15).

Trong bản chỉ thị đó, Quốc tế Cộng sản chinh thức gửi cho những người cộng sản nguyên tắc về xây dựng Đảng Mác-Lênin và chỉ đạo cách tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản. Điều này hết sức quan trọng định hướng cho sự thống nhất về quan điểm tư tưởng để đi tới việc hợp nhất các tổ chức cộng sản lúc bấy giờ. Nhưng trên thực tế, việc thống nhất về quan điểm tư tưởng để đi đến hợp nhất các tổ chức cộng sản là một việc diễn ra không hề đơn giản.

Bản chỉ thị của Quốc tế Cộng sản ngày 27-10-1929 là một văn kiện chỉ đạo rất quan trọng. Nó góp phần thúc đẩy quá trình vận động thống nhất Đảng chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản và công nhân nước ta. Tuy nhiên do bí mật gửi qua đường liên lạc của Đảng Cộng sản Pháp nên mãi đến tháng 2 - 1930 bản chỉ thị mới tới Sài Gòn, chuyển cho Xứ uỷ Nam kỳ.

2.3.2. Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập và chủ trì hội nghị thành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam

Thực chất trong thời gian Quốc tế Cộng sản gửi bản chỉ thị ngày 27-10-1929 qua Đảng Cộng sản Pháp rồi tới Sài Gòn, lúc này Nguyễn Ái Quốc đang ở Xiêm, không biết tới chỉ thị này. Tuy nhiên, khi được tin trong nước đã hình thành nhiều tổ chức cộng sản , " với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương"(16), Nguyễn Ái Quốc đã gấp rút đi Hương Cảng, gửi thư về nước mới đại diện của các tổ chức sang Hương Cảng bàn việc hợp nhất. Đây là sáng kiến rất chủ động và kịp thời của Nguyễn Ái Quốc. Cuối năm 1929 Nguyễn Ái Quốc đã rời Xiêm đến Trung

Một phần của tài liệu Vai trò của nguyễn ái quốc đối với sự ra đời của đảng cộng sản việt nam (Trang 25 - 30)