Bảng 4-1 trình bày kết quả ước lượng của 4 mô hình MH1, MH2, MH3, MH4, trong đó MH4 được ước lượng để xem xét mối quan hệ giữa Bất bình đẳng giới với bất bình đẳng trong phân phối thu nhập trong bối cảnh thương mại quốc tế. Thông qua 2 kiểm định lựa chọn mô hình là Kiểm định nhân tử Lagrange để lựa chọn giữa 2 mô hình POLS và RE, và Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa 2 mô hình RE và FE, nhóm tiểu luận đã đưa ra được các phương pháp ước lượng phù hợp cho từng mô hình. Các kết quả được trình bày cũng đã được kiểm soát các khuyết tật về tự tương quan đối với mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên bằng hồi quy robust, cũng như kiểm soát các khuyết tật về phương sai sai số thay đổi và tự tương quan bằng ước lượng sai số tiêu chuẩn vững thông qua cluster(country).
Bảng 4-1. Bảng kết quả ước lượng các mô hình
MH1 MH2 MH3 MH4
Gini Coef Gini Coef Gini Coef Gini Coef
Urbanization -0.1492 0.1231* 0.1197* (0.1531) (0.0722) (0.0725) Inflation rate -0.0615 -0.0639* -0.0795** (0.0444) (0.0378) (0.0366) Government Expenditure -0.1407 -0.1965 -0.2368 (0.2249) (0.2074) (0.1863) Trade Openness 2.0591** 2.1372** 6.2468*** (0.8862) (0.8580) (1.8683) Ln(Population) -0.3555 -0.4125 -0.3737 (0.5243) (0.4774) (0.5236) Ln(FDI) 0.0428 0.2052 0.1221 (0.3390) (0.3180) (0.3248) Globalization -0.0442 -0.0737 -0.0772 (0.0963) (0.0853) (0.0833) GII 18.6138 24.1917** 24.5444** 21.5934** (15.0570) (11.5541) (11.1403) (8.8879)
Income Group (Base group = Low Income)
Lower Middle Income -1.7575* 0.7626
(1.0675) (1.5947)
Upper Middle Income -2.4632* 2.6125
(1.3100) (2.2205)
Các cụm tương tác
Trade Openness * Upper -5.1397**
Trade Openness * Lower -2.1189
Middle Income (1.6217)
Trade Openness * GII 4.1637**
(2.0245)
Hệ số chặn 51.8209*** 34.3802** 32.4182** 30.4015***
(17.2230) (15.0108) (15.1556) (3.8866)
Số quan sát 298 298 298 305
Hệ số xác định 0.1781 0.3091 0.3224 0.1528
chibar2(01) = chibar2(01) = chibar2(01) = chibar2(01) =
Kiểm định nhân tử 375.83 311.07 293.49 822.29
Lagrange (xttest0) Prob > chibar2 Prob > chibar2 = Prob > chibar2 = Prob > chibar2 =
= 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000
chi2(8) = 16.34 chi2(10) = chi2(12) = chi2(2) = 2.04
16.19 12.51
Kiểm định Hausman Prob>chi2 = Prob>chi2 = Prob>chi2 = Prob>chi2 =
0.0378 0.3599
0.0943 0.4058
Phương pháp ước lượng FE RE RE RE
Sai số chuẩn của hệ số ước lượng được đặt trong dấu ngoặc đơn ( ) dưới mỗi hệ số ước lượng ***, **, * lần lượt thể hiện các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%
Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ bộ dữ liệu với sự trợ giúp của phần mềm STATA
Thông qua cả 3 mô hình ước lượng, có thể thấy thương mại quốc tế có tác động dương lên đến hệ số Gini, hàm ý thương mại quốc tế có thể làm gia tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của một quốc gia. Thật vậy, với mô hình (1) và (2) hệ số hồi quy của Độ mở thương mại lần lượt là 2.06 và 2.14, riêng mô hình (3) hệ số hồi quy của Độ mở thương mại là 6.25, có nghĩa là với các yếu tố khác không đổi, khi độ mở thương mại tăng lên 1 đơn vị thì hệ số Gini sẽ tăng lên lần lượt 2.06 và 2.14 đơn vị theo mô hình (1), (2) và tăng lên 6.25 đơn vị theo mô hình (3). Mặc dù sự khác biệt này là tương đối đáng kể, tuy nhiên, chiều của ảnh hưởng đều đã được kiểm chứng qua rất nhiều nghiên cứu điển hình như Calderon và Serven (2004, 2008), Satheesh Aradhyula và cộng sự (2007), Sarah Polpibulaya (2015), Sovna Mohanty (2017), … Tóm lại, độ mở của thương mại có tác động tiêu cực lên đến bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở các nước đang phát triển. Có nhiều cách giải thích liên quan đến việc gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập ở các quốc gia này khi có sự gia tăng trong thương mại quốc tế.
Lý do đầu tiên có thể kể tới là liên quan tới sự chuyển giao công nghệ và chuyển giao các khâu sản xuất của các nước đã phát triển sang các nước đang phát triển. Những quốc
gia chuyển giao có xu hướng thuê các lao động có tay nghề cao tại các nước đang phát triển, nhằm thay thế những lao động giản đơn tại các quốc gia phát triển và được trả lương cao, theo đó khoảng cách thu nhập giữa lao động có tay nghề và không có tay nghề tại các nước đang phát triển sẽ gia tăng (Feenstra, 2000).
Lý do tiếp theo có thể kể tới chính là sự phân bố không đồng đều ở các khu vực sản xuất và tiêu dùng hàng hóa xuất nhập khẩu. Nguyên nhân chính của vấn đề này là dòng đầu tư nước ngoài (FDI) không được phân bố đồng đều ở các khu vực khác nhau trong phạm vi một quốc gia. Thông thường, các doanh nghiệp FDI tại các nước đang phát triển chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu xuất nhập khẩu của quốc gia đó, điển hình là Việt Nam, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24.5 tỷ USD, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, nhưng khối doanh nghiệp này cũng nhập khẩu tới 28.5 tỷ USD. Việc các doanh nghiệp FDI phân bố phần lớn tại các khu vực gần vùng thị trường hoặc vùng nguyên liệu khiến cho các khu vực dân cư ít, hay các khu vực ít nhận được sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên sẽ không được hưởng lợi về việc làm, tiêu dùng, … mà các doanh nghiệp FDI mang lại, điều này làm nên khoảng cách thu nhập ngày càng lớn giữa các khu vực khác nhau trong một quốc gia.
Cuối cùng, tại các quốc gia đang phát triển, mức độ bất bình đẳng giới cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển (Vũ Hoàng Nam và cộng sự, 2018), phần lớn có thể do các nguyên nhân về văn hóa, xã hội. Điều này cho thấy ở các quốc gia đang phát triển, nam giới được trao cho các cơ hội lớn hơn so với nữ giới, đồng thời mức độ tham gia vào lực lao động của nam giới cao hơn rất nhiều so với nữ giới. Một ví dụ điển hình là Hungary trong giai đoạn 2014-2015. Chỉ số bất bình đẳng giới của quốc gia này chỉ tăng từ 0.255 lên 0.26, tuy nhiên khoảng cách về thu nhập giữa 2 giới tính lại tăng khá lớn. Theo số liệu của OCED, năm 2014, thu nhập của lao động nữ ít hơn nam là 3.77% so với thu nhập trung bình của lao động nam. Tuy nhiên, đến năm 2015, con số này đã tăng lên tới 9.52%. Chính vì vậy, khoảng cách tiền lương và mức độ tham gia lực lượng lao động giữa 2 giới liên quan trực tiếp tới bất bình đẳng thu nhập và làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Qua 3 mô hình MH2, MH3, và MH4, hệ số hồi quy của GII (Chỉ số bất bình đẳng giới) đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có giá trị tương đối lớn. Khi các yếu tố khác không đổi, 1 đơn
vị tăng lên của GII dẫn tới mức tăng lần lượt là 24.19, 24.54, và 21.59 đơn vị ở hệ số Gini
ở cả 3 mô hình. Nói cách khác, chỉ một lượng thay đổi nhỏ trong tỷ lệ bất bình đẳng giới có thể gây ra sự thay đổi lớn trong bất bình đẳng thu nhập. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của A.Baloch (2018). Đồng thời, MH4 cũng đã kiểm chứng được mối quan hệ
giữa Bất bình đẳng giới với bất bình đẳng trong phân phối thu nhập trong bối cảnh thương mại quốc tế. Có thể thấy bất bình đẳng giới có thể làm trầm trọng hơn sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập trong bối cảnh thương mại quốc tế ( ̂
Trade Openness*GII > 0), hoặc với cùng một mức bất bình đẳng giới, thương mại quốc tế sẽ khiến cho bất bình đẳng trong phân phối thu nhập lớn hơn. Rõ ràng, ở các quốc gia đang phát triển, với mức độ tham gia lực lao động ở của nam giới lớn hơn nữ giới, thì thu nhập của giới nam sẽ được hưởng lợi lớn hơn từ quá trình hội nhập thương mại quốc tế so với giới nữ.
Quay trở lại với vấn đề của các quốc gia, có thể thấy, với trường hợp của các quốc gia đang phát triển, bất bình đẳng trong thu nhập sẽ lớn hơn khi có sự mở rộng trong quan hệ thương mại, hay độ mở thương mại lớn hơn. Vậy với từng nhóm quốc gia với các mức thu nhập khác nhau thì tác động của độ mở thương mại sẽ khác nhau như thế nào? MH2 cho thấy các quốc gia đang phát triển ở các ngưỡng thu nhập khác nhau thì mức độ bất bình đẳng trong thu nhập là khác nhau. Cụ thể, với các quốc gia có thu nhập trung bình cao, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập khi đo bằng hệ số Gini là thấp hơn so với các nước thu nhập thấp là 2.46 đơn vị và các quốc gia có thu nhập trung bình thấp có mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ít hơn so với các quốc gia có thu nhập thấp là 1.76 đơn vị. Suy ra, các nước có thu nhập trung bình cao sẽ có mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập khi tính bằng hệ số Gini là ít hơn so với các nước thu nhập trung bình thấp là 0.7 đơn vị. Điều này hàm ý các quốc gia đang phát triển ở nhóm có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn thì mức độ bất bình đẳng trong thu nhập trung bình sẽ ít hơn. Kết quả nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc xem xét các nhóm nước với mức thu nhập khác nhau và so sánh mức bất bình đẳng trung bình ở mỗi nhóm nước. Cụ thể hơn, để làm rõ mối quan hệ giữa thu nhập và bất bình đẳng, biểu đồ về 2 biến số này được xây dựng theo từng năm. Ở góc độ từng quốc gia, khi xét ở thời điểm 2011 – 2017, Hình 4-1 cho thấy mối quan hệ dương giữa GNI per capita và hệ số Gini ở từng quốc gia và thực tế này ủng hộ giả
thuyết Kuznets (1955) cho rằng mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng trong thời kỳ đầu là mối quan hệ đồng biến, ở giai đoạn mối quan hệ này sẽ là mối quan hệ nghịch biến và đa số các nước đang phát triển đang ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng. Tuy nhiên mối quan hệ ngược lại lại được tìm thấy ở thời kỳ từ năm 2007 – 2011. Mối quan hệ ngược chiều giữa GNI trên đầu người với hệ số Gini ở giai đoạn này có thể chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 – 2009, khi bản thân mức thu nhập chung của các nước đang phát triển cũng ở ngưỡng rất thấp nên chỉ với một mức tăng lên nhỏ trong thu nhập bình quân đầu người cũng làm cho bất bình đẳng trong thu nhập cải thiện nhiều. Tóm lại, xét ở mức trung bình, các quốc gia đang phát triển ở nhóm có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn thì mức độ bất bình đẳng trong thu nhập sẽ ít hơn.
Hình 4-1. Biểu đồ về mối quan hệ giữa Tổng thu nhập bình quân đầu người (GNIpc) và hệ số Gini qua từng năm ở các quốc gia đang phát triển.
2007 2008 2009 2010 6 0 50 40 30 2 0 2011 2012 2013 2014 6 0 50 40 30 2 0 0 20000 40000 60000 2015 2016 2017 6 0 50 40 30 2 0 0 20000 40000 60000 0 20000 40000 60000 0 20000 40000 60000 GNIpc
Fitted values GINI index
Graphs by Year
MH3 xem xét thêm 2 cụm biến tương tác giữa nhóm thu nhập và độ mở thương mại giữa các nước. Kết quả cho thấy chỉ 1 cụm biến tương tác trong 2 cụm biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Cụ thể, khi độ mở thương mại tăng lên 1 đơn vị thì hệ số Gini ở các nước có thu nhập trung bình cao sẽ tăng với mức ít hơn mức tăng ở các quốc gia có thu nhập thấp là 5.14 đơn vị; và hệ số Gini ở các nước có thu nhập trung bình thấp sẽ tăng với mức ít hơn mức tăng ở các quốc gia có thu nhập thấp là 2.11 đơn vị, tuy nhiên hệ số hồi quy của mối quan hệ này lại không có ý nghĩa. Điều này hàm ý mức thu nhập bình quân càng cao thì càng làm giảm đi mức độ trầm trọng trong bất bình đẳng thu nhập mà thương mại quốc tế có thể mang lại. Với kết quả này nhận được từ mô hình 2 và mô hình 3, có thể thấy việc các quốc gia nằm ở các mức thu nhập khác nhau có thể có mức độ bất bình đẳng là khác nhau và đối với các quốc gia ở nhóm thu nhập càng cao thì càng tận dụng được lợi thế tốt hơn từ thương mại quốc tế mà gặp ít ảnh hưởng hơn trong khoảng cách thu nhập. Điều này có thể lý giải rõ nét nhất qua phúc lợi giáo dục và kĩ năng của các quốc gia. Thu nhập bình quân cao hơn sẽ gia tăng cơ hội cho người dân tiếp cận giáo dục để phát triển tay nghề trong lao động cũng như mở rộng nhận thức của mình, thu hẹp khoảng cách tay nghề từ đó kéo gần khoảng cách thu nhập giữa những lao động, và sẽ tạo động lực thuận lợi hơn trong hội nhập thương mại quốc tế.
Bên cạnh những mối quan hệ chính được kiểm chứng ở trên, một số các biến kiểm soát cũng cho thấy tác động có ý nghĩa lên đến bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở các quốc gia đang phát triển, cụ thể như sau:
Biến tỷ lệ đô thị hóa (Urbanization), biến này có ý nghĩa thống kê tại mức 10% ở cả hai mô hình 2 và 3. Tuy nhiên ở mô hình 1, biến số này lại hoàn toàn có ý nghĩa. Ở mô hình 2 và 3, hệ số hồi quy ước lượng của biến tỷ lệ đô thị hóa lần lượt là 0.123 và 0.1197 hàm ý khi tỷ lệ đô thị hóa (Urbanization) tăng 1% thì chỉ số bất bình đẳng thu nhập (Gini) tăng lần lượt 0.123 đơn vị (mô hình 2) và 0.1197 đơn vị (mô hình 3), trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trên thực tế, quá trình đô thị hóa thường xảy ra ở các nước đang phát triển khi đô thị hóa trở thành bàn đạp để tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này. Sự tăng lên của tỷ lệ đô thị hóa thể hiện sự tăng lên của dân số đô thị. Khi tỷ lệ này càng tăng thì số lượng dân cư di chuyển từ nông thôn lên thành thị ngày càng tăng. Điều này đồng nghĩa với việc
những người trước kia ở nông thôn bây giờ có thể gia tăng thu nhập nhờ việc chuyển lên thành thị. Hơn nữa, việc đô thị hóa tạo điều kiện cho những người vốn đã nắm giữ nhiều của cải và đất đai gia tăng khối tài sản của mình và sự gia tăng này là rất lớn. Thật vậy, Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia đang phát triển điển hình cho mối quan hệ cùng chiều của quá trình đô thị hóa và bất bình đẳng thu nhập. Trong giai đoạn 2012-2017, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam và Trung Quốc tăng ở mức lần lượt là 2.2% và 2.4%, đồng thời tỷ lệ tăng về người siêu giàu của 2 quốc gia trong giai đoạn này lọt top 3 thế giới theo World Ultra Health Report 2018 (12.7% và 13.4%). Chính vì thế khoảng cách giàu nghèo càng được mở rộng, tạo tiền đề cho bất bình đẳng thu nhập ngày càng gia tăng.
Biến tỷ lệ lạm phát (Inflation rate) có ý nghĩa thống kê tại mức 10% ở mô hình 2 và 5%
ở mô hình 3. Hệ số hồi quy ước lượng của biến số ở mô hình 2 và mô hình 3 lần lượt là - 0.0639 và -0.0795 hàm ý khi tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì hệ số Gini giảm lần lượt 0.0639 đơn vị (mô hình 2) và 0.0795 đơn vị (mô hình 3), trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trên thực tế, ở các nước đang phát triển, sự biến động giá cả đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt tại kênh đầu tư. Các nước đang phát triển chính là những môi trường đầu tư tiềm năng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên khi một quốc gia đang phát triển có tỷ lệ lạm phát tăng cao đồng nghĩa với việc đồng tiền trở nên mất giá, các nhà đầu tư thường có xu hướng không muốn đầu tư thêm vào thị trường. Chính vì vậy, họ ít có cơ hội để gia tăng thu nhập hiện tại của mình, làm cho sự bất bình đẳng trong thu nhập được giảm xuống. Hơn nữa, theo lý thuyết về đường Phillips, lạm phát tăng cao dẫn tới sự đánh đổi với tỷ lệ