Lô thí nghiêm 1: Nghiên cứu quá trình khử trùng mẫu lan Thạch hộc đưa vào nuôi cấy mô tế bào.
Lô thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố đến sự tái sinh protocorm.
Sau khoảng 2-3 tuần vào mẫu thì sẽ xuất hiện các thể li ti gọi là protocorm. Đây là những mầm non sẽ hình thành nên một cây mới. Cắt và chia nhỏ chúng ra các bình môi trường khác. Từ một mẫu nhỏ hạt có thể hình thành nên rất nhiều thể protocorm và từ thể protocorm chúng bắt đầu hình thành chồi non. Trong lô thí nghiệm này, chúng tôi tiến hành một số thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 2.1: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng saccharose đến quá trình nhân nhanh protocorm.
Thí nghiện 2.2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa đến quá trình phát sinh chồi protocorm.
Thí nghiệm 2.3: Nghiên cứu ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng phát sinh chồi từ protocorm.
Lô thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự nhân nhanh và tái tạo cây hoàn chỉnh.
Chúng tôi tách lấy các cụm chồi nhỏ phát sinh từ protocorm ở lô thí nghiệm 2 để tiến hành nhân nhanh chồi và tạo cây hoàn chỉnh. Trong lô thí nghiệm này chúng tôi tiến hành một số thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến sự nhân nhanh chồi lan Thạch hộc.
Thí nghiệm 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng khoai tây và chuối xanh nghiền đến sự phát triển lan Thạch hộc.
Thí nghiệm 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của α – NAA đến khả năng ra rễ lan Thạch hộc.
Lô thí nghiệm 4 : Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển của lan Thạch hộc sau khi ra cây.
Khi cây con nuôi cấy mô ở lô thí nghiệm 3 đã đạt đủ tiêu chuẩn, chúng tôi tiến hành dùng panh gắp cây con khỏi bình nuôi cấy sau đó rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước cho thật sạch môi trường thạch và tránh để cây bị nát, để cây con ráo nước, rồi trồng vào cốc nhựa đựng giá thể, nguyên liệu mà chúng tôi sử dụng để làm giá thể là mùn cưa đã được ủ hoai mục và vụn dớn.