Khả năng xử lý nước thải của công nghệ MBR có hiệu xuất xử lý cao và cho chất lượng nước thải đầu ra đạt QCĐP 02:2019/HY phù hợp với mục tiêu nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của Công ty CP may Kim Động.
Với chất lượng nước thải theo quy trình công nghệ MBR có thể đạt được chất lượng nước thải sau xử lý tốt có thể tái sử dụng lại để cấp nước cho hoạt động tại xưởng giặt là và các mục đích khác. Như vậy với công suất xử lý của hệ thống với công suất tối đa có thể tái sử dụng được khối lượng nước với công suất tương đương, giúp giảm chi phí nước sạch cấp cho hoạt động sản xuất . Cùng với những vấn đề về suy giảm tài nguyên nước hiện nay, nước sạch đang trở thành vấn đề nóng và chi phí nước sạch cho những hoạt động có nhu cầu sử dụng nước cao trở nên tốn kém về mặt kinh tế. Do đó, khả năng tái sử dụng nước cho việc sản xuất rất có ý nghĩa về mặt kinh tế lẫn môi trường.
Với công nghệ MBR việc vận hành hoạt động hệ thống trở lên dễ dàng do tính tự động hóa cao do việc lập trình cho các bơm tự hoạt động. Do đó, chi phí vận hành giảm đáng kể, kèm theo chi phí hóa chất sử dụng giảm đáng kể nên c ng làm giảm ô nhiễm thứ cấp do việc sử dụng hóa chất.
Công nghệ MBR giúp giữ lại được các thành phần vi sinh vật phân hủy trong phần bùn cô đặc, do đó quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn, cho hiệu suất phân hủy cao và tạo ít bùn. Nên lượng bùn dư cần phải xử lý so với các công nghệ c ít hơn đem lại lợi ích về mặt chi phí cho việc xử lý bùn thấp.
Với những lợi ích nhiều mặt công nghệ MBR có chi phí đâu tư ban đầu cao hơn so với những công nghệ xử lý khác. Nhưng trong quá trình vận hành lâu dài có thể thấy được những lợi ích về mặt kinh tế mà công nghệ này đem lại là rất đáng kể. Cùng với sự phát triển của công nghệ chế tạo màng MBR hiện nay, chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ MBR đã dần đáp ứng được với nhu cầu của nhiều doanh nghiệp.
Với hệ thống xử lý nước thải đề xuất, với công suất 300m3/ngày đêm, đáp ứng được nhu cầu cho việc xử lý nước thải t quá trình sản xuất và sinh hoạt của toàn bộ Công ty. Hơn thế nữa với khả năng có thể tái sử dụng nước thải sau xử lý đem lại lợi nhuận t việc giảm chi phí cho nước sạch trong sản xuất.
20
Ế Ậ Ế
Kết luận
T những kết quả thực hiện đề tài luận văn: “Đánh giá công nghệ và đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả xử lý nước thải gi t là tại Công ty Cổ phần May Kim Động, t nh Hưng Yên” rút ra những kết luận như sau:
1.Đánh giá đặc điểm nguồn nước thải và hiệu quả xử lý nước thải của công trình xử lý nước thải hiện tại của Công ty Cổ phần May Kim Động, tỉnh Hưng Yên (với công suất xử lý 300 m3/ngày.đêm). Hầu hết các chỉ tiêu phân tích về vô cơ và hữu cơ như: pH, COD, BOD5, SS, các chỉ tiêu kim loại nặng đều đạt cột B của QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu của QCĐP 02:2019/HY: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp.
2. Đề xuất mô hình bể MBR được tiếp nhận nguồn nước thải đầu vào bể anoxic và sử dụng module màng MBR nhúng chìm, với kích thước lỗ rỗng là 0,2 µm, được sản xuất t vật liệu Polyethersulfone (PES) với thời gian lưu lượng sục khí 0.63 ~1.76 m3/m2/h, thời gian vận hành và nghỉ xen kẽ 10 phút vận hành/1 phút nghỉ, được thực hiện qua bơm chân không. Kết hợp việc hồi bùn hoạt tính t bể MBR quay trở lại bể aeroten. Qua kết quả phân tích mẫu nước sau qua bể MBR cho kết quả phân tích các thông số về SS, COD, BOD5 đạt hiệu quả xử lý rất cao, đáp ứng được các giá trị cho phép được quy định tại QCĐP 02:2019/HY, cụ thể là SS: 2 - 5 mg/l, COD: 18,5 – 33,1 mg/l, BOD: 7,4 -9,5 mg/l.
3. Việc cải tạo bể hiếu khí thành bể MBR với màng nhúng chìm hoàn toàn có khả năng cải thiện chất lượng nước sau xử lý đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường của địa phương. Chi phí cho việc cải tạo này là 911.168.000 đồng với khả năng hoàn vốn trong khoảng 200 ngày (mỗi ngày công ty tiết kiệm được 4.511.461 đồng nếu như đầu tư cải tạo hệ thống xử lý nước thải hiện có).
2. iến nghị
Quá trình nghiên cứu của đề tài xin đưa ra khuyến nghị tới Công ty Cổ phần May Kim Động đầu tư kinh phí cho việc thực hiện nâng cấp hệ thống xử lý nước thải hiện có với việc áp dụng công nghệ MBR.