Kết quả quá trình thực nghiệm với màng MBR

Một phần của tài liệu Đánh giá công nghệ và đề xuất giải pháp xử lý nước thải giặt là tại Công ty CP May Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 26 - 28)

Trong quá trình thực nghiệm tác giả lựa chọn 3 thông số MLSS, MLSI và COD là các thông số dễ theo dõi thực nghiệm. Bùn hoạt tính được lấy t bể anoxic và bể erotank bổ sung vào hệ thống O-MBR để chạy thích nghi. MLSS đo được trong ngăn hiếu khí khi bắt đầu quá trình thích nghi khoảng 3.000 mg/l.

Hình 3.11. Bùn hoạt tính trong giai đoạn thích nghi

ình 3.12. Bông bùn trong ng n hiếu khí

Ở những ngày đầu của mỗi giai đoạn thích nghi (trong điều kiện tăng dần nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải), hàm lượng bùn trong bể có xu hướng giảm dần. Bông bùn có màu vàng, bông nhỏ và dễ lắng. Sau đó, bùn hoạt tính dần khôi phục, kích thước bông bùn lớn dần, có màu vàng nâu, khả năng lắng tốt. Trong suốt giai quá trình thích nghi, chỉ số lắng bùn đều nằm trong khoảng 60-100 ml/g cho thấy bùn có khả năng lắng tương đối tốt.

Hình 3.13. Sự biến thiên của SS và S trong các giai đoạn thích nghi

Giai đoạn thích nghi với nồng độ nước thải pha loãng hai lần, nồng độ bùn có dấu hiệu suy giảm trong 5 ngày đầu tiên, sau đó tăng dần lên khoảng 6.000 mg/l. Sau 10 ngày thích nghi với nước thải của Công tycó nồng độ bằng 50% nồng độ nước thải đầu vào, nồng độ bùn tăng lên gấp 2 lần sao với ban đầu. Chỉ số thể tích lắng trong 3 ngày đầu tăng t 85,3 ml/g lên 95,7 ml/g, sau đó giảm dần còn 75,2

12

ml/g ở ngày thích nghi thứ 10. Qua đánh giá sơ bộ cho thấy, thời gian thích nghi với nước thải có nồng độ thấp có sự dao động nhẹ trong những ngày đầu do vi sinh vật mới làm quen với nước thải. Sau 10 ngày, vi sinh vật trong bể có sự phát triển tương đối ổn định, nồng độ bùn trong bể có xu hướng tăng dần, bông bùn có màu vàng nâu, bông lớn, dễ lắng.

Sau 10 ngày thích nghi ổn định với nước thải có nồng độ thấp, tiến hành thích nghi với nước thải nồng độ cao. Thấy rằng, nồng độ MLSS có xu hướng tăng dần theo thời gian, sau 18 ngày bắt đầu ổn định và đạt MLSS khoảng 10.000 mg/l. Chỉ số thể tích lắng SVI giảm dần, giao động trong khoảng 60-80 ml/g. Trong giai đoạn thích nghi thứ hai, do vi sinh vật đã thích nghi với nước thải có nồng độ thấp ở giai đoạn thứ nhất, nên khi thích nghi với nước thải có nồng độ cao ở giai đoạn thứ 2, vi sinh vật có khả năng thích ứng tốt hơn, nhanh chóng phục hồi và phát triển. Đến ngày thích nghi thứ 20, nồng độ bùn trong bể đạt khoảng 10.123 mg/l, gấp 3,3 lần so với ngày đầu thích nghi. Bên cạnh đó, chỉ số SVI trong quá trình thích nghi dao động t 60-100 ml/g cho thấy bùn phát triển tốt, khả năng lắng tốt.

Hình 3.14. Sự thay đổi MLSS và hiệu suất xử lý OD qua các giai đoạn thích nghi

Hình 3.13 và hình 3.14 cho thấy sự thay đổi hiệu suất xử lý COD khi cho thích nghi với nồng độ nước thải tăng dần. Tại giai đoạn thích nghi với nước thải pha loãng hai lần, hiệu quả xử lý COD tăng dần t 46-68% trong 10 ngày của giai đoạn thích nghi thứ nhất. Khi nồng độ cơ chất trong nước thải tăng bằng cách cho thích nghi hoàn toàn bằng nước thải không pha loãng, hiệu quả xử lý COD có xu hướng giảm nhẹ t 71,73% xuống 68,62% ở 3 ngày thích nghi đầu, sau đó tăng dần và có xu hướng ổn định. Hiệu quả xử lý COD tại ngày thích nghi thứ 21 là 71,19%. Bên cạnh đó, khi nồng độ bùn tăng, thì hiệu quả xử lý COD c ng tăng, cho thấy mối quan hệ giữa hàm lượng bùn và khả năng xử lý cơ chất trong nước thải đóng vai

13

tròng quan trọng. Như vậy, trong điều kiện thích nghi dòng liên tục ở nồng độ nước thải tăng dần, vi sinh vật được tiếp xúc liên tục với dòng cơ chất mới tăng dần, khả năng thích nghi của vi sinh vật tương đối nhanh và nồng độ bùn ổn định.

Một phần của tài liệu Đánh giá công nghệ và đề xuất giải pháp xử lý nước thải giặt là tại Công ty CP May Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)