Giới thiệu tác giả, tác phẩm, các ý kiến.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đè THƠ nôm TRUNG đại 11 theo công văn 3280 (Trang 28 - 30)

* Phân tích bài thơ Tự tình II

- Toàn bộ bài thơ là nỗi niềm, tâm trạng của nhân vật trữ tình, một người phụ nữ trong cảnh ngộ “phận ẩm duyên ôi”

+ Hai câu đề: Nỗi cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng của nhân vật trong đêm khuya thanh vắng

+ Hai câu thực: Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cây đắng, chán chường.

+ Hai câu luận: Niềm phẫn uất và cá tính, bản lĩnh không cam chịu, thách thức số phận.

+ Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi và cháy bỏng hạnh phúc

* Bình luận về các ý kiến

- Cả hai ý kiến đều đúng

+ Mọi trạng thái cảm xúc cô đơn, bồn tủi ... đều bắt nguồn từ niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc lộ khi càng khát khao hạnh phúc trọng vẹn lại càng thấm thía nỗi cô đơn, sầu tủi, bẽ bàng trong thực tại; phẫn uất, thách thức, chán chường...

- Cả hai ý kiến đều đúng những chưa đầy đủ, chưa lột tả được trọn vẹn bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Cả hai ý kiến cần bổ sung cho nhau.

* Nghệ thuật

- Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn - Tả cảnh sinh động

- Vận dụng linh hoạt ngôn ngữ đời thường vào trong thơ - Các thủ pháp nghệ thuật: Đảo ngữ, động từ mạnh

c. Đánh giá:

- Bài thơ Tư tình II bộc lộ nỗi niềm khao khát hạnh phúc và tâm trạng bi kịch của nhân vật trữ tình

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn

đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2: Từ hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Thương vợ, anh/chị có suy nghĩ gì

về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Nội dung Điểm

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát

được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Cảm nhân bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Suy nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu khái quát về tác giả Tú Xương, bài thơ Thương vợ. * Cảm nhận bài thơ Thương vợ của Tú Xương.

- Về nội dung:

+ Hai câu đề: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương (chú ý cách tính thời gian của sự vất vả "quanh năm", cách nói về nơi và công việc làm ăn"buôn bán ở mon sông", cách nói về chuyện bà Tú nuôi đủ cả con lẫn chồng để thấy được sự tri ân của ông đối với vợ).

+ Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú (chú ý các từ ngữ

lặn lội, eo sèo, thân cò, khi quãng vắng, buổi đò đông) để thấy nỗi cảm thông sâu

sắc trước sự tảo tần của người vợ.

+ Hai câu luận: Bình luận về cảnh đời oái ăm mà bà Tú gánh chịu. Chú ý âm hưởng dằn vặt, vật vã như tiếng thở dài nặng nề, chứa chất để thấy ông Tú thấu hiểu tâm tư của vợ, do đó càng thượng vợ sâu sắc.

+ Hai câu kết: là tiếng chửi, tự chửi mình và chửi thói đời đen bạc. - Về nghệ thuật:

+ Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian. + Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.

* Suy nghĩ của học sinh về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí và thuyết

phục.

d. Chính tả, dùng từ đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 3: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của mùa thu làng quê Việt Nam qua bài thơ Câu

cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của mùa thu làng quê Việt Nam qua

bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai

được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của mùa thu

làng quê Việt Nam qua bài thơ Câu cá mùa thucủa Nguyễn Khuyến.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm, cảm nhận chung của về vẻ đẹp của mùa thu

làng quê Việt Nam

* Cảm nhận bài thơ: Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng

các yêu cầu sau:

- Về nội dung

+ Cảnh mùa thu với những chi tiết điển hình mang nét đẹp của mùa thu vùng đồng

bằng Bắc Bộ:

Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ thanh sơ của cảnh vật. Dịu nhẹ, thanh sơ trong màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt. Dịu nhẹ, thanh sơ trong đường nét, chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng,…..

+ Nét riêng của làng quê Bắc bộ, cái hồn dân dã được gợi lên từ cái khung ao hẹp, từ cánh bèo, ngõ trúc quanh co,…

- Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:

+ Không gian tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng Ngõ trúc quanh co khách vắng teo + Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng,…

+ Tiếng cá đớp càng làm tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật.

- Về nghệ thuật:

+ Bút pháp thủy mặc đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh;

+ Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

* Đánh giá:

Một phần của tài liệu CHUYÊN đè THƠ nôm TRUNG đại 11 theo công văn 3280 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w