- Tnú có một trái tim sục sôi căm giận, biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân:
2. Hình tượng sóng thể hiện tâm trang của nhân vật trữ tình trong thơ:
- Những câu hỏi: “Sóng bắt đầu từ gió, Gió bắt đầu từ đâu?
Thể hiện tâm trạng của người đang yêu lắng suy tư về sự huyền diệu, cái bí ẩn của tình yêu, cô gắng tìm ngọn nguồn của tình yêu nhưng không có được lời giải đáp. Vì tình yêu vốn không tuân theo quy luật của lí trí. Câu trả lời không phải để giải đáp, mà chỉ là một cảm nhận chân thành, như một lời thú nhận:
“ Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau…”
- Hình tượng sóng gợi nỗi nhớ của người đang yêu: “Ôi con sóng nhớ bờ..”
Nỗi nhớ ấy thiết tha mãnh liệt, tràn ngập cả không gian nhiều phương nhiều hướng, chiếma hữu cả thời gian ngày đem, ngay trong giấc mơ:
“Con sóng dưới lòng sông Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được…”
Nỗi nhớ không chỉ trong ý thức, tiềm thức mà dường như ở tận cùng vô thức: “Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức…”
- Vẫn hình tượng sóng biểu hiện niềm tin và lòng thủy chung của những người đang yêu. Nếu:
“Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở…” thì người con gái đang yêu: “Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương”
Niềm tin và lòng chung thủy thật cảm động. Con sóng lúc nào cũng hướng tới bờ, tình yêu chung thủy nhất định cũng sẽ tới bến hạnh phúc, dù thời gian có chia cách, không gian có ngăn trở.
- Hình tượng sóng- tình yêu mang ý nghĩa thật cao đẹp. Tình yêu gắn liền với cuộc sống, chan hòa với cuộc đời lớn lao mở rộng, “giữa biển lớn tình yêu”, và vĩnh viễn với thời
gian “để ngàn năm còn vỗ”. Khác vọng của tình yêu cũng là khát vọng được sống, gắn bó với cuộc đời như những con sóng hòa vào biển rộng bao la.
III. Kết bài:
Hình tượng sóng đã thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Hình tượng sóng cùng âm điệu thơ khi mãnh liệt sôi nổi, khi sâu lắng dịu dàng đã thể hiện khát vọng yêu thương và được thương yêu trong trái tim của những người tuổi trẻ hồn hậu và trong sáng.
Đề 11 : Hãy phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt” củaLim Lân.
Dàn bài chi tiết: I.Mở bài:
-Giới thiệu tác giả Kim Lân và hoàn cảnh sácg tác truyện ngắn “Vợ nhặt”. - Chủ nghĩa nhân đạo là một dòng chảy xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam. - Một trong những ý nghĩa lớn làm cho ‘Vợ Nhặt” sống mãi với thời gian chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm.
II.Thân bài:
1.Giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học là một giá trị cơ bản của tác phẩm văn học chân chính dược tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nổi đau của con người. Đồng thời, tác phần còn nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hòn con người và lòng tin và khả năng vươn đậy tốt đẹp của con người.
2.Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt”
-Tác phẩm bộc lộ nỗi xót xa, thương cảm đối với cuộc sống bi đát, tối tăm của người dân nghèo trong nạn đói thê thảm: Hình ảnh xóm ngụ cư trong cảnh chết đói, con người thị rách nát, tả tơi phai xin ăn, theo Tràng về vội vã…
- Qua đó, tác phẩm tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta: nhổ lúa, trồng đay, bắt đóng thuế đẩy những người đang trong cảnh đói đến con đường cùng không lối thoát.
- Tác phẩm đi sâu khám phá, nâng niu, trân trọng những phẩm chất đẹp đẽ,
những khát vọng chân chính của con người dù đang bị cái chết đe dọa:
+ Lòng cảm thông, cưu mang ngươig sắp chết: Tuy nghèo nhưng Tràng sẵn lòng cho thị ăn và chấp nhận đưa thị về nhà; như thế không những Tràng đã cứu sống thọ mà còn cho thị một nơi ăn, chốn ở, một gia đình. Nhất là bà cụ Tứ khi bị đặt trước sụ việc đã rồi bà vẫn đón nhận con dâu với tấm lòng cảm thông.
Đó chính là vẽ đẹp của tấm lòng nhân ái tiềm ẩn trong lòng Tràng và bà cụ Tứ, tiếp nối truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam.
+ Tác phẩm đã đi sâu khám phá, trân trọng nâng niu khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người
* Khát vọng hạnh phúc của Tràng thể hiện qua cái “chặt lưỡi” khi liều mình đưa thị về; niềm vui trên khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười và cảm giác hạnh phúc mới mẽ, đến những suy nghỉ đầy tình nghĩa và trách nhiệm của Tràng đối với người vợ nhặt, đối với gia đình.
* Thị liều lĩnh ăn xin rồi liều lĩnh theo Tràng về là để được sống, được có một gia đình. Và, rất bất ngờ thị đã thay đổi hẳn thành một người vợ đúng mực, hiền hậu, đảm đang.
* Bà cụ Tứ chấp nhận người con dâu với lòng cảm thông, trân trọng; với thái độ vui vẻ, nhẹ nhõm. Bà chăm chút những việc làm nho nhỏ nhưng đầy tình nghĩa; bà nói những lời an ủi, đầy hi vọng để góp thêm niềm vui và niềm tin trong cảnh đói ngặt nghèo.
*. Dù những người hàng xóm ngụ cư đang trong cảnh chết đói tối tăm mà khi thị về họ vẫn vui rạng rỡ, trẻ con vượt qua cái đói đang hành hạ để đùa vui tin nghịch.
Như thế, cái đói, cái chết không làm mất đi khao khát hạnh phúc và niềm hi vọng. người nông dân bần cùng luôn vươn lên trên sự tuyệt vọng để hướng về sự sống.
Tác phẩm kết thúc ở niềm hi vọng sẽ thoát chết, sẽ đổi đời của các nhân vật ở hình ảnh”Đám người đói kéo đi phá kho thóc Nhật với lá cờ đỏ bay pháp phới đằng trước”
=> Đánh giá chung: Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt” thể hiện niềm tin tưởng sâu sắc của người lao động với bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ và những phẩm chất đẹp đẽ của họ.
Tình cảm nhân đạo trong tác phẩm vừa tiếp nối truyền thống nhân ái của dân tộc “Vợ nhặt” vừa có những nét mới mẽ ảnh hưởng của thời đại
III. Kết luận:
Ý nghĩa nhân đạo sâu sắc đã góp phần tạo nên giá trị vững bền của tác phẩm “Vợ nhặt”.
Đề 12 : Phân tích hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.
Dàn bài chi tiết: I. Mở bài:
-Gới thiệu về tác giả: là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một nhà chính trị, một nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam. Ở Tố Hữu có sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà thơ, nhà cách mạng và nhà chính trị. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị.
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại, miền Bắc được giải phóng và bắt đầu xây dựng cuộc sống mới. Tháng 10/1954 chính phủ kháng chiến rồi chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Nhận sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy. Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.
- Hình ảnh thiên nhiên được tái hiện trong không gian và thời gian, gắn bó với một thời kháng chiến gian khổ nhưng đằm thắm tình người.
II. Thân bài:
1. Thiên nhiên gắn với một thời kháng chiến gian khổ nhưng đằm thắm tình người:
“Mưa nguồn sối lũ những mây cùng mù” “Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”
“Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”.
2. Thiên nhiên thơ mộng, mang đậm màu sắc dân tộc: - Thiên nhiên bốn mùa đẹp:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi…
Ngày xuân mơ nở…
Ve kêu rừng phách đổ vàng.. Rừng thu trắng rọi hòa bình…”
Vẻ đẹp một bức tranh tứ bình đặc sắc, đậm đà phong cách dân tộc. Mỗi mùa có một nét đẹp riêng dào dạt sức sống: màu xanh của núi rừng, màu đỏ tươi của hoa chuối, màu trắng của hoa mơ, màu vàng của rừng phách, màu trăng xanh hòa bình. Thiên nhiên trong thơ Tố Hữu rất hữu tình, mang vẻ đẹp cổ điển.
- Thiên nhiên hư ảo, gợi nhớ gợi thương: “Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương” “Bản khói cùng sương” “Sớm khuya bếp lửa, người thương đi về”
3. Thiên nhiên cùng người đánh giặc và ghi dấu những chiến công: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây” “Sông lô, phố Ràng”
“Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”
4. Thiên nhiên gắn với con người, con người lao động cần cù và thủy chung cách mạng. Những người mẹ nắng cháy lưng “địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”, những cô gái “hái măng 1 mình”, “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” mà “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”. Thiên nhiên Việt Bắc càng đẹp hơn với sự gắn bó với con người đang sống và hoạt động. Vì vậy thiên nhiên Việt Bắc không hoang vu buồn tẻ, ma ftrái lại nó tràn đày sức sống- Sức sống mãnh liệt của một đất nước đang kháng chiến.
III. Kết bài:
Thiên nhiên trong thơ Tố Hữu đẹp dẽ, tươi sáng, thơ mộng, đầy sức sống đến lạ thường. Đúng như Hoài Thanh từng nói: “Những câu thơ của Tố Hữu viết về thiên nhiên trong Việt Bắc có thể sánh với bất kì đoạn thơ miêu tả thiên nhiên nào trong văn học cổ điển”.