- Hemingway
b. Luận điểm 2: Các biểu hiện của giá trị nhân đạo trong “Vợ nhặt ”:
- Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm đối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta :
(Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ ; người chết như ngã rạ ; xác người chết nằm còng queo bên đường ; tiếng quạ gào thê thiết ; tiếng hờ khóc trong đêm ; mùi xác chết gây gây ; những khuôn mặt u ám ; những dáng ngồi ủ rũ, những nỗi lo âu...)
- Tác phẩm đi sâu khám phá và nâng niu trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng
sống của con người. Cần làm rõ :
+ Những khát khao hạnh phúc của Tràng : mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường, cảm giác mới mẻ mơn man khắp da thịt, những sắc thái khác nhau của tiếng cuời, sự hoang phí mua hai hào dầu thắp, cảm giác êm ái lửng lơ sau đêm tân hôn...
+ Ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật thị : chấp nhận “ theo không ”Tràng, bỏ qua ý thức về danh dự.
+ Ý thức vun đắp cho cuộc sống ở các nhân vật : bà cụ Tứ bàn về việc đan phên ngăn phòng, việc nuôi gà ; mẹ chồng, nàng dâu thu dọn nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ...
+ Niềm hi vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật : hình ảnh lá cờ đỏ vương vấn trong tâm trí Tràng...
- Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc vào phẩm giá, vào lòng nhân hậu của con người.
Cần làm rõ :
+ Cái đẹp tiềm ẩn của Tràng : sự thông cảm, lòng thương nguời, sự hào phóng, chu đáo (đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, mua cho chị cái thúng con), tình nghĩa và thái độ trách nhiệm...
+ Sự biến đổi của người “ vợ nhặt ”sau khi theo Tràng về nhà : vẻ đanh đá ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu.đúng mực, sự mau mắn trong việc làm, sự ý tứ trong cách cư xử...
+ Tám lòng nhân hậu của bà cụ Tứ : thương con rất mực, cảm thông với tình cảnh của nàng dâu, trăn trở về bổn phận làm mẹ, cố tạo niềm vui trong gia đình giữa cảnh sống thê thảm...
C.KẾT BÀI :
- Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm là niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của học.
- Tình cảm nhân đạo ở đây rõ ràng có nét mới mẻ hơn so với tình cảm nhân đạo trong văn học hiện thực trước cách mạng.
- Gía trị nhân đạo cao đẹp là cái làm nên sức sống, sự trường tồn lâu bền của “ Vợ nhặt ”trong lòng bạn đọc và trước thời gian.
ĐỀ 9 : Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
* LĐ1 : Nhân vật Tnú: Được tác giả tập trung khắc họa tính cách lẫn số phận, mang ý nghĩa
tiêu biểu cho số phận và con đường giải phóng của nhân dân Tây Nguyên.
* LĐ2 : Số phận :
- Nhỏ: mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống nhờ vào sự cưu mang đùm bọc của dân làng. - Trưởng thành: Số phận của Tnú giống như số phận của làng Xô man.
+ Có gia đình, vợ,con nhưng đều bị giặc sát hại dã man.
+ Bản thân Tnú cũng mang thương tích trên thân thể- hậu quả của những đòn tra tấn của kẻ thù: bị cụt 10 đầu ngón tay.
* LĐ3: Phẩm chất: