Doanh nghiệp Tư nhân tích cực và năng động tham gia cung cấp các dịch vụ công

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHANH CHẤT LƯỢNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM QUA QUÁ TRÌNH MƯỜI NĂM THỰC HIỆN LUẬT DOANH NGHIỆP (Trang 31 - 33)

vụ công

Trong tiến trình cải cách hành chính, Nhà nước đang khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào việc cung cấp dịch vụ công, đặc biệt trong một số dịch vụ công như y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường… cho khu vực phi nhà nước thực hiện. Trong bối cảnh đó, khu vực kinh tế tư nhân đang tích cực tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ công được nhà nước trao quyền. Dưới đây là ví dụ về một số dịch vụ công được các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân cung cấp, thể hiện sự cải thiện về chất lượng hoạt động của khu vực này.

3.1. Y tế tư nhân

Hệ thống y tế tư nhân đã và đang góp phần giảm tải cho hệ thống y tế công, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi dân số tăng, nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng cao. Cuối năm 2007, toàn quốc có 66 bệnh viện tư19. Tính đến tháng 9/2009, toàn quốc đã có 28 tỉnh, thành phố có bệnh viện tư nhân với 93 bệnh viện hoạt động (89 bệnh viện y học hiện đại, 2 bệnh viện y học cổ truyền, 2 bệnh viện bán công), trong đó có 88 bệnh viện tư nhân có vốn đầu tư trong nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Các tỉnh có bệnh viện tư nhân tập trung nhiều là Hà Nội, TPHCM, Nghệ An và Đà Nẵng. Trung bình một bệnh viện tư nhân có 79 giường, 6 khoa . 100% bệnh viện có khoa cấp cứu, khoa cận lâm sàng và khoa dược... Mặc dù vậy, hệ thống bệnh viện tư nhân mới chiếm khoảng 8,6 % (93/1.063) số bệnh viện, và 4,6% về số giường bệnh so với bệnh viện công lập. Cùng với hệ thống khám, chữa bệnh công, bệnh viện tư nhân và bán công đã góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng hội Y học Việt Nam, hệ thống y tế ngoài công lập trên cả nước khám chữa bệnh (KCB) cho khoảng gần 40 triệu lượt người/năm.20 Trong đó, các bệnh viện tư góp phần giảm tải cho

18 Nhà khoa học được lập doanh nghiệp công nghệ cao, http://vnexpress.net/GL/Khoa-

hoc/2008/11/3BA086C5/

19Lan Anh, Thúc đẩy y tế tư nhân phát triển, Tuổi trẻ Thứ Tư, 19/12/2007,

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=234667&ChannelID=3

20 Đông Phương, Y tế tư nhân - Những bất cập cần lời giải, Đời sống và Pháp luật Thứ Năm,

05/11/2009-2:17 PM, http://www.doisongphapluat.com.vn/Story.aspx? lang=vn&zoneparent=0&zone=5&ID=2213

công lập, ước tính khám chữa bệnh gần 4 triệu lượt người/năm.21 Với chủ trương xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ y tế hiện nay, việc phát triển các bệnh viên tư nhân sẽ góp phần hạn chế những tiêu cực, tham nhũng trong ngành y tế, vấn đề đáng quan ngại đã được các nhà tài trợ nêu lên trong Hội nghị đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế diễn ra tại Hà Nội ngày 26/11/2009.22

3.2. Văn phòng công chứng tư

Trong điều kiện thực hiện nền kinh tế thị trường, các giao dịch trong xã hội gia tăng với nhu cầu rất lớn về giấy tờ cần công chứng. Tuy nhiên, trước năm 2007, chỉ với khoảng 140 Phòng Công chứng cùng với tổng số 400 Công chứng viên trên cả nước, tình trạng quá tải của các phòng Công chứng cùng với thái độ hách dịch, cửa quyền và tiêu cực của cán bộ Công chứng đã gây nhiều bức xúc trong xã hội. Trước tình hình đó, hoạt động công chứng đã được xã hội hóa bằng Luật Công chứng có hiệu lực từ 1/7/2007, qua việc cho phép thành lập các Văn phòng Công chứng (Phòng công chứng tư nhân). Chỉ tính riêng tại Thành phố Hà Nội đã có 39 văn phòng công chứng tư (hoạt động dưới hình thức công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân). Sự xuất hiện của các văn phòng công chứng tư đã góp phần giảm tải cho công chứng Nhà nước Với việc người dân tới các Văn phòng Công chứng tư yêu cầu cung cấp dịch vụ công chứng ngày một nhiều, các văn phòng công chứng tư được cho là đang góp phần tích cực vào việc đưa giao dịch dân sự càng đúng pháp luật, do đó các tranh chấp phát sinh từ những giao dịch không đúng luật sẽ giảm đi đáng kể, và tính ổn định của xã hội cũng được đảm bảo cao hơn. 23

3.3. Dịch vụ vệ sinh môi trường

Tình hình ô nhiễm môi trường của các khu dân cư cũng là một vấn đề gây bức xúc trong xã hội do tình trạng quá tải rác thải sinh hoạt và nguồn lực ngân sách hạn chế của Nhà nước. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường được coi là một trong những giải pháp quan trọng. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, dịch vụ vệ sinh môi trường đã được thí điểm xã hội hóa tại hai quận Bình Tân và Tân Phú từ năm 2006, đến năm 2007 được triển khai thêm ở 4 quận huyện và được triển khai trên toàn thành phố từ năm 2008. Việc thực hiện xã hội hóa này vừa góp phần làm giảm đi gánh nặng ngân sách và nhân sự cho chính quyền địa phương, vừa tạo khả năng dồn nguồn lực vào các hoạt động quản lý, quy định xử phạt, quan trọng nhất là công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường khu dân cư và thành phố. 24 Tại Hà Nôi, đề án xã hội hóa thu gom rác thải đã được thực hiện từ 2006. Ngoài sự tham gia của công ty môi trường đô thị của thành phố, còn có sự tham gia của

21 www.giadinh.net - Ngày 17/9 và báo Tiền Phong Thứ Sáu, 18/09/2009, 15:46

22 Diệp Văn Sơn, Xã hội hoá dịch vụ công góp phần phòng chống tham nhũng, Sài Gòn Tiếp thị

Ngày 03.12.2009 http://www.sgtt.com.vn/detail33.aspx?

newsid=60064&fld=HTMG/2009/1201/60064,

23 Hồng Sơn, Thành lập công chứng tư nhân: Không còn chỗ cho sự cửa quyền? Gia Đình và

Xã hội, Thứ Năm, 03/12/2009-1:08 PM, http://giadinh.net.vn/home/11920p0c1000/thanh-lap-

cong-chung-tu-nhan-khong-con-cho-cho-su-cua-quyen.htm

24Lãnh đạo Sở TN-MT giao lưu trực tuyến với bạn đọc SGGP Xã hội hóa toàn bộ dịch vụ vệ sinh

môi trườngSGGP:: Cập nhật ngày 22/03/2007 lúc 12:10'(GMT+7.

một số doanh nghiệp tư nhân, thông qua đấu thầu. Việc thực hiện xã hội hóa công tác này giúp tiết giảm chi phí của thành phố (riêng huyện Từ Liêm, một huyện đi đầu trong công tác này của thành phố, giảm được mỗi năm 2,5 tỷ đồng), cùng với đó, là chuyển biến nhận thức của người dân, với ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong cộng đồng được nâng lên25.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHANH CHẤT LƯỢNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM QUA QUÁ TRÌNH MƯỜI NĂM THỰC HIỆN LUẬT DOANH NGHIỆP (Trang 31 - 33)