Hoạt động nghiên cứu và phát triển và chuyển giao công nghệ tại các doanh nghiệp tư

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHANH CHẤT LƯỢNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM QUA QUÁ TRÌNH MƯỜI NĂM THỰC HIỆN LUẬT DOANH NGHIỆP (Trang 29 - 31)

doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế

Cho tới này, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, khu vực nhà nước vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Điều tra mới nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ, trên cả nước hiện có khoảng 1.200 tổ chức khoa học và công nghệ, với tổng số cán bộ biên chế khoảng 15.000, với khoảng 600 tỷ đồng ngân sách hàng năm. Đầu tư toàn xã hội cho khoa học và công nghệ ở mức rất thấp, chỉ khoảng 5 USD (năm 2007), với nguồn đầu tư chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Trong khi đó, tại Trung Quốc là khoảng 20 USD (năm 2004) và Hàn Quốc khoảng 1000 USD (2007). 13 Để thực hiện mục tiêu tăng gấp 3,2 lần GDP vào năm 2020 soi với năm 2010, khoa học và công nghệ là lĩnh vực được cho cần có sự đột phá. Các doanh nghiệp tư nhân rõ ràng phải đóng vai trò quan trọng để cho sự phát triển công nghệ, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ này. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề nghiên cứu khoa học công nghệ trong khối doanh nghiệp, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân, còn có khá nhiều hạn chế.

Bản thân đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước là khá thấp. Hiện con số này mới chỉ chiếm khoảng 2% tổng chi ngân sách, khoảng 0,5-0,6 % GDP. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp còn thấp, chưa đến 0,1% GDP. Hầu hết doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chưa có điều kiện đầu tư cho khoa học và công nghệ. Việc huy động các nguồn lực từ khối kinh tế tư nhân vào phát triển khoa học công nghệ còn rất hạn chế. Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong, hiện nay, tỷ lệ đầu tư cho Khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước so với khu vực ngoài nhà nước khoảng 5:1, trong khi tại Trung Quốc, tỷ lệ này là 1:314. Khảo sát của GTZ và VCCI tại 1200 doanh nghiệp Việt Nam năm 2008 cho thấy, chỉ khoảng 0,1% doanh thu hàng năm dành cho nghiên cứu và phát triển để tạo

13 Đi tìm ‘căn bệnh’ cản trở tiến bộ của khoa học công nghệ, ngày

26/12/2009http://www.tinmoi.vn/Di-tim-can-benh-can-tro-tien-bo-cua-khoa-hoc-cong-nghe- 1298882.html

14 'Chỉ có khoa học và công nghệ mới đưa Việt Nam bứt phá', http://vnexpress.net/GL/Khoa-

sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, thiết bị. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, việc nhập khẩu công nghệ hàng năm của doanh nghiệp cũng chỉ chiếm chưa tới 10%, bằng ¼ của các nước phát triển. Những hạn chế trong đổi mới công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp đã dẫn tới sản phẩm kém đa dạng. Thiết bị công nghệ lạc hậu cũng dẫn tới tiêu hao nguyên nhiên liệu lớn, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng15.

Một khảo sát 630 doanh nghiệp với số mẫu đại diện của đầy đủ các loại hình sản xuất kinh doanh của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (năm 2009) cho thấy thực trạng của đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Mặc dù trong giai đoạn 2006-2008, có tới 67,8% doanh nghiệp được khảo sát đưa ra được sản phẩm mới hoặc có cải tiến đáng kể và có 57,3% doanh nghiệp đưa ra dịch vụ mới hoặc có cải tiến, nhưng phần lớn sự đổi mới này được tiến hành bởi chính doanh nghiệp. Trong khi đó, tỉ lệ doanh nghiệp hợp tác với các công ty hoặc viện nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước rất hạn chế, lần lượt dừng lại ở các con số: 2,8%, 6,6% (lĩnh vực hàng hóa) và 7,4%, 9,6% (lĩnh vực dịch vụ). Đáng lưu ý, công tác đổi mới sản phẩm dựa vào doanh nghiệp khác hoặc viện nghiên cứu thực hiện là chính chỉ là 3% (lĩnh vực hàng hóa), 7% (lĩnh vực dịch vụ). Cơ chế hợp tác giữa doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp dân doanh, và viện nghiên cứu là rất hạn chế, và là vấn đề nghiêm trọng về thực trạng ứng dụng và chuyển giao, phổ biến công nghệ tại Việt Nam. Thực trạng này kéo dài sẽ là cản trở lớn cho sự phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng".16

Một khảo sát khác do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành gần đây nhằm đánh giá trình độ khoa học công nghệ của 630 doanh nghiệp trong và ngoai nước kinh doanh trên địa bàn thành phố cho thấy các doanh nghiệp còn có nhiều hạn chế trong đổi mới công nghệ. Tỷ lệ doanh nghiệp đạt mức độ tự động hóa hoàn toàn chỉ chiếm 25%, bán tự động chiếm 60%, 15% còn lại chỉ ở mức độ thủ công cơ khí. Phần lớn thiết bị công nghệ có xuất xứ từ Trung Quốc, rất ít từ Mỹ, Nhật và các nước châu Âu. Một đánh giá khác của Tiến sỹ Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ lạc hậu 3-4 thế hệ so với thế giới. Đa số doanh nghiệp sử dụng công nghệ của những năm 1980s và năng lực nghiên cứu đổi mới công nghệ rất hạn chế. Khu vực kinh tế tư nhân thậm chí còn được cho là hầu như chưa tham gia đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ do không có đủ tiềm lực về vốn.17

Nhà nước đã có những chính sách mới nhằm thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ trong đó có nhiều khuyến khích cho các doanh nghiệp. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc hội thông qua ngày 3/6/2008, tại Điều 17 quy định: “Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.” Luật Công nghệ cao đã được Quốc hội

15 Doanh nghiệp Việt Nam ít đầu tư đổi mới công nghệ, http://vnexpress.net/GL/Khoa-

hoc/2008/05/3BA02B4B/

16 Các doanh nghiệp phải tự mày mò đổi mới công nghệ, Hà Nội Mới 4/1/2010,

http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Cong_nghe/304051/cac-doanh-nghiep-phai-tu-may-mo-doi- moi-cong-nghe.htm

17 Đan Nhiễm, Ứng dụng khoa học và công nghệ - Không thể mãi ăn đong, Hà Nội Mới ngày

thông qua ngày 13/11/2008 , tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của khoa học công nghệ Việt Nam. Luật này đã xác định những lĩnh vực được tập trung đầu tư phát triển bao gồm công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, tự động hóa. Nhà nước có chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển về công nghệ cao, được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ngoài ra, còn được tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ, nguồn kinh phí khác dành cho nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ. Chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao được giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế sử dụng đất… Các giảng viên, cán bộ nghiên cứu, sinh viên của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo được khuyến khích tham gia hoạt động công nghệ, có thể thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp công nghệ cao, với nhiều ưu đãi về thuế, đất đai. 18 Những chính sách mới này được hi vọng sẽ tạo đà cho việc nghiên cứu, phát triển ứng dụng và đổi mới khoa học công nghệ của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHANH CHẤT LƯỢNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM QUA QUÁ TRÌNH MƯỜI NĂM THỰC HIỆN LUẬT DOANH NGHIỆP (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w