Trường hợp Ông Hạnh sau khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiến hành khai thác đất, đá để cung cấp cho việc xây dựng công trình và khai thác gỗ từ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT PHẦN LUẬT THUẾ PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HÓA, DỊCH VỤ (Trang 31 - 36)

II- Bài tập tình huống.

7. Trường hợp Ông Hạnh sau khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiến hành khai thác đất, đá để cung cấp cho việc xây dựng công trình và khai thác gỗ từ

tiến hành khai thác đất, đá để cung cấp cho việc xây dựng công trình và khai thác gỗ từ cây ăn trái có trên đất để bán, hành vi của Ông có làm phát sinh thuế tài nguyên không?

Tình huống 13:

Tranh chấp giữa nhà nhập khẩu và cơ quan hải quan về giá tính thuế của xe ô tô nhập khẩu:

Tóm tắt vụ việc:

Từ tháng 05 – 07/2011, Công ty cổ phần ô tô Hyundai Thành Công - nhà phân phối chính hãng xe du lịch tại Việt Nam của tập đoàn Hyundai Hàn Quốc đã tiến hành nhập khẩu 240 chiếc ô tô Hyudai mới nguyên gồm các hiệu Genesis Coupe 2.0, SantaFe 2.0, Grand Starex, Sonata 2.0, Veloster 1.6 nhập từ Hàn Quốc qua cảng Cái Mép, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Khi công ty tiến hành là thủ tục nhập khẩu, lập tờ khai hải quan để thực hiện nghĩa vụ thuế của nhà nhập khẩu và sau khi tham vấn, cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu đã xác

định lại giá trị tính thuế 5 hiệu xe trên cho thấy, giá trị xe hơn nhiều so khai báo của Hyundai Thành Công.

Ví dụ, xe Veloster AT 1.6 theo hải quan giá tính thuế phải 7.860 USD/chiếc, cao hơn nhiều so với mức giá nhập của Hyundai Thành Công là 6.020USD/chiếc. Xe chín chỗ ngồi hiệu Grand Starex H1 MT D 2.5 và Grand Starex H1 MT G 2.4 được hải quan tính giá 9.640 USD/chiếc và 9.450 USD/chiếc. Trong khi đó, giá nhập của Hyundai Thành Công chỉ ở mức 9.500USD/chiếc và 9.000USD/chiếc.

Xe Sonata AT 2.0 cũng bị áp giá 8.620USD/chiếc, cũng cao hơn nhiều so với giá nhập của đơn vị này là 8.200UD/chiếc. Xe Genesis Coupe 1.6 được tính giá là 12.600USD/chiếc trong khi theo mức giá của Hyundai Thành Công là 12.000USD/chiếc.

Đối với xe SantaFe 2.0, hải quan áp giá 11.036USD/chiếc, nhưng giá trị của công ty này nhập về chỉ là 10.500USD/xe.

Do việc xác định lại giá trị tính thuế với các mức chênh lệch xoay quanh 500USD/xe, thậm chí có xe lên tới hơn 1.800USD/xe, Hyundai Thành Công sẽ bị nộp thuế nhiều hơn. Do vậy, công ty này phản đối cách tính giá xe của hải quan vì sẽ đẩy giá thành nhập khẩu xe lên quá cao.

Quan điểm của cơ quan hải quan:

Các mức giá trị tối thiểu để tính thuế ô tô là hoàn toàn dựa trên cơ sở tham chiếu giá trị xe do công ty thương mại nhập về và đối chiếu với các mức giá xe đang lưu hành ở Hàn Quốc.

Quan điểm của Hyundai Thành Công:

Các tham chiếu mà cơ quan hải quan đưa ra để áp giá tính thuế cho ôtô nhập khẩu trong trường hợp trên là chưa chính xác và đúng với thực tế. Bởi lẽ, giá nhập của công ty thấp hơn là bởi các bản option của xe có mức độ thấp hơn so với xe lưu hành tại thị trường Hàn Quốc.

Ví dụ động cơ xe ở Hàn Quốc là tiêu chuẩn Euro 4, nhưng về Việt Nam, công ty chỉ nhập xe tiêu chuẩn Euro 2. Các xe cùng chủng loại tại Hàn Quốc có từ 8-12 túi khí tiêu chuẩn, màn hình DVD, sưởi ghế, cảm biến camera lùi thì xe nhập về Việt Nam của nhà phân phối này chỉ có 1-2 túi khí, không có sưởi ghế. Vì thế mà giá thành nhập khẩu của Hyundai Thành Công thấp hơn so với xe nhập của các công ty thương mại.

Ngoài ra, một lý do quan trọng khác là công ty được giảm tới 5% so với giá trị từng model xe theo chính sách ưu đãi trên thị trường toàn cầu của Hyundai Hàn Quốc nhờ việc ký hợp đồng lớn. Theo đó, đối với 240 chiếc xe trên, công ty nhập khẩu theo các hợp đồng ký với số lượng lớn, thấp nhất là 60 xe/hợp đồng và cao nhất là 140 xe/hợp đồng. Mỗi năm, công ty này cũng nhập từ 10.000- 15.000 chiếc xe về Việt Nam là số lượng không nhỏ.

Đồng thời, trước đó, từ tháng 11/2010- 03/2011, Hyundai Thành Công cũng đã nhập khẩu các lô xe Genesis, Sonata, SantaFe, Grand Starex cùng nhãn hiệu, chủng loại, thông số kỹ thuật ở cảng Cái Mép và đã được chấp nhận trị giá khai báo chi tiết như các

Câu hỏi:

Theo các anh/chị:

a. Trong vai trò là bảo vệ quyền lợi cho công ty, anh/chị hãy trình bày luận diểm của mình trong trường hợp trên.

b. Trong vai trò là cơ quan hải quan, anh/chị hãy trình bày luận diểm của mình trong trường hợp trên.

c. Đóng vai trò là thẩm phán xét xử (nếu có tranh chấp phát sinh và yêu cầu Tòa án giải quyết), các anh/chị nhận định vụ việc trên như thế nào?

Tình huống 14:

Bình luận về đối tượng chịu thuế và thu thuế BVMT.

Công ty D&D là công ty được thành lập theo đúng qui định của pháp luật với chức năng chính là gia công, sản xuất giày da xuất khẩu.

Ngày 21/03/2014, D &D nhập khẩu 100.000 túi EVA và 5.000 lít dầu bôi trơn. Theo tài liệu của nhà sản xuất thì loại túi này làm từ >99% EVA (Ethylene vinyl acetate) kèm theo kết quả phân tích của Trung Tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 xác định đây là túi Ethylene vinyl acetate copolymer. Đồng thời dầu bôi trơn mà công ty nhập khẩu trong trường hợp trên cũng được xác định là đối tượng chịu thuế BVMT.

Hai mặt hàng này nhập khẩu về được sử dụng như là nguyên liệu để gia công sản xuất ra thành phẩm là giày thể thao và đế giày để xuất khẩu, có định mức sử dụng trong quá trình sản xuất (túi EVA không dùng để đóng gói sản phẩm).

Theo đó 80.000 túi EVA và 4.000 lít dầu bôi trơn để sử dụng cho hoạt động gia công cho lô giày da mà D7D đã ký kết gia công xuất khẩu với công ty T&D, có trụ sở chính tại Đài Loan và 20.000 túi EVA và 1.000 lít dầu bôi trơn được D & D dùng để sản xuất sản phẩm của chính công ty và xuất khẩu sau đó.

Khi nhập khẩu lô hàng nêu trên, công ty đã tiến hành làm thủ tục hải quan để thông quan lô hàng trên thì cơ quan hải quan quản lý yêu cầu công ty phải kê khai và nộp thuế BVMT cho lô hàng trên. Vì cơ quan hải quan cho rằng theo tất cả các tài liệu chứng minh kèm theo lô hàng thì đây đều là hàng hóa chịu thuế BVMT nên công ty D&D là nhà nhập khẩu phải có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế BVMT khi nhập khẩu cho toàn bộ lô hàng trên.

Tuy nhiên, D &D không đồng ý vì cho rằng căn cứ điều 2 Thông tư 159/2012/TT- BTC ngày 28/09/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 69/2012/NĐ-CP của Chính phủ) quy định: “Sửa đổi, bổ sung điểm 2.4 khoản 2 Điều 2 như sau:“2.4. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài (bao gồm cả hàng hoá xuất khẩu được gia công từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu) do cơ sở sản xuất (bao gồm cả gia công) trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu thì cơ quan hải quan không thu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hoá xuất

khẩu và nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công sau đó xuất khẩu ra nước ngoài khi nhập khẩu”. Đồng thời, tinh thần của thuế BVMT là điều tiết vào hành vi tiêu dùng các sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường của người tiêu dùng trong nước. trong khi đó, sản phẩm của D &D sản xuất và giá công được xuất khẩu để tiêu thụ ở nước ngoài. Do vậy, lô hàng này công ty D &D không có nghĩa vụ nộp thuế BVMT và cơ quan hải quan không được quyền thu thuế BVMT.

Từ những nội dung trên, anh (chị) hãy:

a. Xác định khi nhà nhập khẩu tiến hành nhập khẩu hàng hóa là phần nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cần lưu ý những điểm pháp lý cơ bản gi khi thực hiện hành vi này?

b. Bình luận về tình huống trên.

Tình huống 15:

Bình luận phân tích bản án số 04/HCST của Tòa án Thành phố Hà Nội

Vụ việc dựa trên bản án số 04/HCST ngày 15/04/2014 của Tòa án Thành phố Hà Nội về việc Công ty cổ phần Sông Đà khởi kiện Cục thuế Tp.Hà Nội về quyết định hành chính về truy thu thuế TNDN.

Tóm tắt:

Công ty Cổ phần Sông Đà 909 (Mã CK: S99) là công ty có dự án đầu tư khai thác mỏ đá Bản Pênh tại xã Ích Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. Theo Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, dự án được miễn thuế trong 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 8 năm và S99 đã kê khai miễn thuế năm 2004-2005, giảm 50% số thuế phải nộp trong 2006-2013.

Tháng 12/2006, S99 niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và đáng lẽ theo các Công văn 11924 ngày 20/10/2004, công văn số 5248 ngày 29/4/2005 và công văn số 10997 ngày 8/9/2006 của Bộ Tài chính, công ty này này sẽ được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm nhằm khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán trên TTCK. Vì trong thời gian này, S99 đang hưởng chế độ miễn giảm thuế theo Luật thuế TNDN nên S99 đã đăng ký thời gian giảm thuế vào giai đoạn 2009-2010. Căn cứ vào các nội dung trên, S99 đã kê khai và xác định được giảm 50% thuế TNDN của S99 trong năm 2009.

Ngày 20/01/2011, Đoàn thanh tra của Cục thuế Tp.Hà Nội đã tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế tại S99 niên độ thanh tra năm 2009. Nội dung của biên bản thanh tra xác định và chấp nhận việc S99 giảm 50% thuế TNDN là đúng.

Tuy nhiên, đến ngày 19/8/2011, Tổng cục Thuế lại ban hành Công văn 2924, trong đó quy định các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán lần đầu giai đoạn 2004-2006 mà đến năm 2008 vẫn chưa kê khai hưởng ưu đãi giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì từ năm 2009 không được hưởng ưu đãi này nữa. Do S99 đăng ký hưởng ưu đãi sau năm 2008 nên ngày 07/12/2012, đoàn thanh tra tiến hành lập phụ lục biên bản thanh tra với S99 nội dung: không chấp nhận điều kiện ưu đãi giảm 50% thuế TNDN của

năm 2009 và dẫn đến tăng số tiền thuế TNDN phải nộp là 2.771.429.262 VNĐ. Vì lúc này

Ngày 11/12/2012, Cục Thuế Tp.HN ra quyết định 32331/QĐ-CT-TTra1 xử phạt vi phạm hành chính và truy thu thuế TNDN năm 2009 của S99.

Không đồng ý với quyết dịnh nêu trên, S99 đã gửi văn bản khiếu nại lên Cục thuế Tp.HN. Ngày 11/04/2013, Cục thuế TP.HN đã có quyết định 10498/QĐ-CT-KTNB chấp nhận một phần khiếu nại của S99 là điều chỉnh giảm số tiền thuế TNDN do được hưởng ưu đãi theo Nghị quyết số 30/2008 của Chính Phủ và không xử phạt S99 vì S99 không có lỗi trong trường hợp này.

Không đồng ý với ý kiến trả lời theo quyết định 10498/QĐ-CT-KTNB của Cục thuế Tp.HN, S99 tiếp tục khiếu nại lên Tổng cục Thuế. Ngày 01/07/2013, Tổng cục Thuế ban hành quyết định 1157/QĐ-TCT với nội dung không chấp nhận khiếu nại của S99 và giữ nguyên quyết định 10498/QĐ-CT-KTNB.

Không đồng ý với ý kiến trả lời của cơ quan thuế, S99 đã khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án TP.Hà Nội với bên bị là Cục Thuế Tp.HN với yêu cầu hủy quyết định 10498/QĐ-CT-KTNB và bên có liên quan là Tổng Cục Thuế hủy quyết định 1157/QĐ- TCT và công văn 2924 của Tổng cục Thuế ban hành ngày19/08/2011.

Lý do của S99 là quyết định 10498/QĐ-CT-KTNB của Cục thuế Tp.HN và Quyết định số 1157/QĐ-TCT với nội dung giữ nguyên quyết định 10498/QĐ-CT-KTNB và công văn 2924 của Tổng cục Thuế ban hành ngày19/08/2011 là trái với công văn 10997 ngày 08/09/2006 của Bộ tài chính và trái với Nghị định 124/2008/NĐ-CP và trái với luận ban hành văn bản qui phạm pháp luật.

Lập luận của bên Cục thuế Tp.HN là các quyết định của Cục Thuế là hoàn toàn dựa trên qui định của pháp luật và các công văn của các cơ quan cấp trên quản lý như: Tổng Cục Thuế, Bộ tài chính. Do vậy, Cục Thuế Tp.HN không đồng ý với ý kiến của S99.

Nhận định của Tòa án;

- Luậ thuế TNDN năm 2008 không đề cập đến ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp niêm yết.

- Công văn 11924/2004 và 10997/2006 của Bộ tài chính có qui định về trường hợp ưu đãi cho doanh nghiệp niêm yết chứng khoán nhưng đó chỉ là văn bản có giá trị hướng dẫn tạm thời.

Thông tư 130/2008/TT-BTC tại khoản 9 phần I (tổ chức thực hiện) có qui định: ” Bãi bỏ các nội dung hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính và các ngành ban hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này”.

Căn cứ vào các lẽ nêu trên, Tòa án bác yêu cầu của S99.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT PHẦN LUẬT THUẾ PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HÓA, DỊCH VỤ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w