Câu hỏi gợi ý thảo luận:
- Mỗi nhóm soạn kế hoạch dạy 1 tiết ôn tập, trình bày trước lớp, thảo luận. - Dùng bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức của chương cần ôn tập.
- So sánh những điểm tương đồng và sự khác nhau khi dạy tiết luyện tập với tiết ôn tập.
- Đối chiếu với những phần trong tài liệu, nên điều chỉnh, bổ sung gì, thảo luận thống nhất.
Phần I: Kiến thức cần nhớ
Để học sinh ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức cần nhớ của chương, giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm, toàn lớp, giúp nhớ lại, hiểu thêm các khái niệm, tính chất của chất, mối liên hệ giữa tính chất, ứng dụng và phương pháp điều chế, mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ, mối liên hệ giữa các chất hữu cơ...Phần này học sinh đã chuẩn bị nên giáo viên có thể sử dụng một số hoạt động như đố vui hóa học, giải ô chữ...để tạo không khí học tập sôi nổi đồng thời phát huy cao độ tính tích cực bằng cách tuyên dương khen thưởng kịp thời sự chuẩn bị ở nhà của học sinh. Một số hoạt động cụ thể:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Nêu câu hỏi cho cá nhân, nhóm. 1. HS trả lời. 2. Giao bài tập cho riêng nhóm hoặc cho
toàn lớp. 2. HS giải bài tập.
3. Yêu cầu thực hiện TN theo nhóm. 3. Học sinh tiến hành TN. 4. Yêu cầu nhận xét, rút ra kết luận. 4. HS thực hiện khái quát hóa.
5. Yêu cầu chốt lại kiến thức đã học. 5. HS ôn tập, hệ thống hóa các kiếnthức đã học. 6. Giáo viên mở rộng, hệ thống hóa. 6. HS thảo luận.
Phần II: Luyện tập giải bài tập và vận dụng kiến thức, rèn kĩ năng.
Giáo viên lựa chọn nội dung hoặc biên soạn bài tập, căn cứ vào nội dung của bài tập trong bài học, sách bài tập hóa học và sách tham khảo (nếu có nội dung phù hợp). Tuy nhiên khi chọn bài tập giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt trong chương.
+ Giúp học sinh vận dụng kiến thức trong chương một cách khái quát, tổng hợp. Không nhất thiết yêu cầu học sinh làm hết các bài tập ở sách giáo khoa.
+ Loại bài tập mới có nội dung liên quan, giúp hình thành và rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn.
+ Có hướng dẫn hoặc rút ra phương pháp giải trong mỗi bài tập, bài tập có nhiều cách giải thì chọn cách giải nhanh nhất, đảm bảo tính sáng tạo, hợp lí để phát triển tư duy học sinh.
Giáo viên giao nhiệm vụ chung cho toàn lớp hoặc chia lớp thành 3-4 nhóm học sinh khác nhau cùng chung nhiệm vụ hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau bảo đảm mỗi học sinh đều thực hiện tích cực nhiệm vụ được giao.
* Một số biện pháp giúp tổ chức thiết kế cho các học sinh hoạt động:
+ Biện pháp 1: Giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập, sử dụng máy chiếu đa năng, máy tính, máy chiếu prochecter...để trình bày các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ cụ thể để học sinh thực hiện.
+ Biện pháp 2: Giáo viên dùng sơ đồ, bảng trống yêu cầu học sinh điền nội dung các khái niệm, tính chất hóa học, phương trình hóa học.
+ Biện pháp 3: Giáo viên giao bài tập có nội dung liên quan, học sinh thực hiện giải bài tập và khái quát hóa, khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng.
+ Biện pháp 4: Giáo viên khuyến khích thi đua giữa các nhóm học sinh: Thi trả lời nhanh, trả lời chính xác, thu bài làm để chấm điểm của một số học sinh bất kì.
Sau khi tổ chức các hoạt động ở phần I hoặc phần II, giáo viên có thể dùng bản đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức trọng tâm trong chương giúp học sinh dễ ghi nhớ và vận dụng.
4. Một số lưu ý để tổ chức thành công tiết luyện tập.
+ Học sinh chuẩn bị kiến thức cần nhớ trong bài luyện tập.
+ Giáo viên chuẩn bị chu đáo các phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu, máy tính...cần để thực hiện nội dung của bài luyện tập.
+ Giáo viên cần có kĩ năng tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập của học sinh.
+ Làm chủ kiến thức, linh hoạt và ứng xử nhanh với các tình huống xảy ra trong tiến trình bài dạy.
+ Ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin để bổ trợ cho bài dạy.