MỤC TIÊU BÀI HỌC

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN DẠY HÓA HỌC CẤP THCS (Trang 32 - 36)

1. Kiến thức:

Giúp học sinh hệ thống hóa lại các kiến thức đã học trong chương như: - Tính chất chung của phi kim, tính chất của clo, cacbon, silic, oxit của cacbon, axit cacbonic, tính chất của muối cacbonat.

- Cấu tạo và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, trong nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.

2. Kĩ năng

Học sinh biết:

- Chọn chất thích hợp lập sơ đồ dãy chuyển đổi giữa các chất. Viết phương trình hóa học cụ thể.

- Biết xây dựng sự biến đổi giữa các loại chất và cụ thể hóa thành dãy biến đổi cụ thể và ngược lại. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự chuyển đổi đó.

- Biết vận dụng bảng tuần hoàn:

+ Cụ thể hóa ý nghĩa của ô nguyên tố, chu kì, nhóm.

+ Vận dụng quy luật sự biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm đối với từng nguyên tố cụ thể, so sánh tính kim loại, tính phi kim của một nguyên tố với những nguyên tố lân cận.

II. CHUẨN BỊ

1. HS ôn tập nội dung cơ bản ở nhà. 2. GV chuẩn bị:

- Hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh hoạt động.

- Một số phiếu học tập hoặc bảng phụ để học sinh hoạt động xây dựng sơ đồ tính chất hóa học về tính chất chung của phi kim và một số phi kim cụ thể.

- Máy tính, máy chiếu prochecter. III. TỔ CHỨC DẠY HỌC

Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động để rút ra kiến thức cần nhớ. Giáo viên phổ biến: Phần đầu Bài học hôm nay gồm 3 gói câu hỏi sẽ mở ra 3 đơn vị kiến thức trọng tâm trong chương, vậy chúng ta cùng tìm hiểu.

Gói câu hỏi 1: Giáo viên tổ chức trò chơi cho các nhóm, giáo viên chia lớp làm 3 nhóm và phổ biến luật chơi: mỗi đội chơi chọn một hộp quà và trả lời 3 câu hỏi, mỗi câu hỏi được trả lời trong 10 giây. Nếu kết thúc phần chơi đội nào trả lời được số câu hỏi nhiều hơn thì sẽ dành phần thắng.

Giáo viên bố trí câu hỏi cho các hộp quà với nội dung như sau:

Câu 1: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm: a. 8 chu kì, 7 nhóm

b. 7 chu kì, 8 nhóm c. 7 chu kì, 7 nhóm

Câu 2: Trong bảng tuần hoàn, nhóm gồm các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs, Fr còn có tên gọi là gì?

a. Nhóm kim loại kiềm b. Nhóm kim loại kiềm thổ c. Nhóm Halogen

Câu 3: Theo sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm thì kim loại hoạt động hóa học mạnh nhất là:

a. Kali b. Natri c. Franxi

Câu 4: Đi từ đầu đến cuối chu kì, tính chất của các nguyên tố thay đổi như thế nào?

a. Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. b. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. c. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim giảm dần.

Câu 5: Trong bảng tuần hoàn, nhóm gồm các nguyên tố F, Cl, Br, I, At còn có tên gọi là gì?

a. Nhóm kim loại kiềm thổ. b. Nhóm Halogen.

c. Nhóm khí hiếm.

Câu 6: Trong bảng tuần hoàn, mỗi ô nguyên tố cho ta biết điều gì? a. Số hiệu nguyên tử

b. Kí hiệu của nguyên tố.

c. Tên nguyên tố, nguyên tử khối. d. Cả a, b, c

Câu 7: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố A có điện tích hạt nhân là 11+ Hỏi A là nguyên tố nào?

a. Ca b. Cl c. Na

Câu 8 : Trong bảng tuần hoàn, nhóm gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra còn có tên gọi là gì?

a. Nhóm kim loại kiềm thổ. b. Nhóm Halogen.

Câu 9: Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính phi kim giảm dần?

a. F, Cl, I, Br b. F, Cl, Br, I c. Cl, F, Br, I

Sau khi kết thúc trò chơi giáo viên hỏi: Thông qua trò chơi giúp chúng ta nhớ lại kiến thức nào trong chương?

HS: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. GV: Chốt lại kiến thức ở bảng.

Gói câu hỏi 2:

Bài tập 1: Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm viết phương trình hóa học thực hiện chuyển đổi hóa học sau:

HS các nhóm hoàn thành bài tập trên bảng phụ, giáo viên đưa đáp án chuẩn rồi yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo và chấm điểm cho nhóm bạn ( theo thang điểm của GV gợi ý)

Bài tập 2: Từ Cacbon và các hợp chất của cacbon như CO; CO2; muối cacbonat (=CO3, -HCO3).

a. Hãy thiết lập một dãy chuyển đổi hoá học gồm 5 phương trình thể hiện mối quan hệ giữa cacbon và các hợp chất của cacbon.

b. Viết các phương trình hoá học thực hiện chuyển đổi đó. HS: làm bài tập vào bảng phụ.

Sau thời gian quy định giáo viên thu kết quả của các nhóm gắn lên bảng và nhận xét, ghi điểm mỗi nhóm để tạo không khí thi đua.

Từ kết quả bài tập 1 và bài tập 2 giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm thực hiện yêu cầu sau:

NHÓM 1: Rút ra tính chất hoá học của phi kim NHÓM 2 : Rút ra tính chất hoá học của Clo

NHÓM 3 : Rút ra tính chất đặc trưng của Cacbon, cấu tạo bảng tuần hoàn NHÓM 4 : Nêu những ứng dụng quan trọng của Clo, Cacbon trong thực tế.

a. H2S S SO2 MgS (2) b. HClO HCl Cl2 NaClO FeCl3 (2) (1) (4)(3)

Sau đó giáo viên yêu cầu đại diện nhóm học sinh trình bày đồng thời giáo viên hệ thống lại bằng bản đồ tư duy và chốt lại kiến thức cần nhớ trong chương (chiếu trên màn hình).

Gói câu hỏi 3:

Bài tập 6 (SGK): Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500 ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích trong dung dịch sau phản ứng tăng lên không đáng kể.

Đây là bài tập tính theo phương trình hóa học thông thường nên giáo viên có thể khai thác từ học sinh.

GV hướng dẫn HS:- Viết PTHH, xác định khí X. - Từ: mMnO2 ⇒ nMnO2 ⇒nCl2

- Từ nNaOH;nCl2so sánh để tìm chất dư và xác định dung dịch A - Tính CM các chất trong dung dịch A.

GV gọi một học sinh lên bảng trình bày sau đó gọi HS nhận xét và ghi điểm.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN DẠY HÓA HỌC CẤP THCS (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w