TCVN 10669:2014(ISO 5963:1985)

Một phần của tài liệu ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THUYẾT MINH TIÊU CHUẨN TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TẠO LẬP CHỈ MỤC (DÙNG CHO METADATA VÀ TÀI LIỆU TOÀN VĂN) (Trang 27 - 29)

3 Cơ sơ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật

3.7 TCVN 10669:2014(ISO 5963:1985)

Thông tin và tư liệu – Phương pháp phân tích tài liệu, xác định chủ đề và lựa chọn các thuật ngữ định chỉ mục

Ban kỹ thuật tiêu chuẩn, Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn liên quan Thông tin và Tư liệu – Nhận dạng và mô tả của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế sau khi tiến hành soát xétvào năm 2001, 2008 và đã bỏ phiếu tán thành vẫn tiếp tục sử dụng ISO 5963: 1985. Tính đến năm 2001, có 8 nước đã chấp nhận ISO 5963: 1985 làm tiêu chuẩn quốc gia. Một số nước chấp nhận ISO 5963: 1985 làm tiêu chuẩn quốc gia không có bổ sung hiệu chỉnh: Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đức, Bungari, Cộng hòa Séc, Nam Phi... Một số nước chấp nhận ISO 5963: 1985 làm tiêu chuẩn quốc gia có bổ sung, hiệu chỉnh: Ý, Nga…

Tổ chức tiêu chuẩn hóa Công hòa Liên bang Nga đã xây dựng và ban hành hai tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến định chỉ mục tài liệu, bao gồm: GOST 7.59-2003 "Định chỉ mục tài liệu. Yêu cầu chung cho tổ chức và lập chỉ mục” và GOST 7.66-92 "Định chỉ mục tài liệu. Yêu cầu chung để phối hợp định chỉ mục. Tiêu chuẩn GOST 7.66-

92 đã được xây dựng trên cơ sở chấp nhận ISO 5963-85 Tư liệu - Phương pháp phân tích tài liệu, xác định chủ đề và lựa chọn các thuật ngữ định chỉ mục.

Tiêu chuẩn này mô tả các cách thức được khuyến cáo áp dụng khi phân tích tài liệu, xác định chủ đề của các tài liệu và lựa chọn các thuật ngữ định chỉ mục thích hợp. Tiêu chuẩn chỉ tập trung vào các giai đoạn ban đầu của việc định chỉ mục và không đề cập tới cách thực hiện của bất kỳ một hệ thống định chỉ mục cụ thể nào, dù là tiền kết hợp hay hậu kết hợp.

Tiêu chuẩn này có tất cả 8 Điều bao gồm: 1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn 3 Thuật ngữ định nghĩa

4 Hoạt động và mục đích của việc định chỉ mục 5 Phân tích tài liệu

6 Nhận dạng khái niệm

7 Lựa chọn các thuật ngữ chỉ mục 8 Kiểm soát chất lượng

Như các tiêu chuẩn quốc gia khác, 3 điều đầu của tiêu chuẩn TCVN 10669:2014 (ISO 5963:1985) đưa ra các phạm vi áp dụng tiêu chuẩn, những tài liệu cần có khi áp dụng tiêu chuẩn và những thuật ngữ, định nghĩa được sử dụng trong tiêu chuẩn. Tiếp theo sau đó là các điều khoản chính quy định về những việc cần thiết phải thực hiện khi tiến hành định chỉ mục.

TCVN 10669:2014 (ISO 5963:1985) ban đầu được dự kiến như một hướng dẫn dành cho những người định chỉ mục trong các giai đoạn phân tích tài liệu và nhận dạng các khái niệm. Nó cũng có thể có ích cho việc phân tích yêu cầu của người dùng tin và dịch các yêu cầu đó, với mục đích truy hồi thông tin, ra thành các thuật ngữ được kiểm soát của một ngôn ngữ định chỉ mục, và nó có thể có nhiệm vụ hướng dẫn người làm bài tóm tắt. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng các công việc này là không giống nhau mặc dù chúng đều có vẻ tương tự.

TCVN 10669:2014 (ISO 5963:1985) mô tả các cách thức được khuyên dùng khi phân tích tài liệu, xác định chủ đề của các tài liệu đó và lựa chọn các thuật ngữ định

chỉ mục thích hợp trong các thư viện và cơ quan thông tin và các cơ quan khác ở Việt Nam.

TCVN 10669:2014 (ISO 5963:1985) chỉ tập trung vào các giai đoạn ban đầu của việc định chỉ mục, và không bàn tới cách thực hiện của bất kỳ một hệ thống định chỉ mục cụ thể nào, dù là tiền kết hợp hay hậu kết hợp. Nó cũng mô tả các kỹ thuật chung để phân tích tài liệu nên áp dụng ở mọi tình huống định chỉ mục. Tuy nhiên, các phương pháp này nhắm đến đối tượng đặc biệt là các hệ thống định chỉ mục trong đó các chủ đề của tài liệu được thể hiện ở dạng tóm tắt, và các khái niệm được diễn đạt bằng các thuật ngữ của một ngôn ngữ định chỉ mục được kiểm soát. Trong ngữ cảnh này, một ngôn ngữ được kiểm soát thường là một tập con của các thuật ngữ được lựa chọn từ ngôn ngữ tự nhiên, và được điều chỉnh bởi, ví dụ như một từ điển từ chuẩn. Tuy nhiên, các phương pháp này cũng áp dụng với những hệ thống trong đó các khái niệm được trình bày với mục đích truy hồi thông tin theo các dấu hiệu được lựa chọn từ các danh mục của một hệ thống phân loại.

Các kỹ thuật được mô tả trong TCVN 10669:2014 (ISO 5963:1985) này có thể được sử dụng bởi bất kỳ cơ quan nào trong đó những người định chỉ mục phân tích các chủ đề của tài liệu và thể hiện các chủ đề này bằng các thuật ngữ chỉ mục. Các kỹ thuật này không áp dụng với những cơ quan sử dụng các kỹ thuật định chỉ mục tự động, trong đó các thuật ngữ ở dạng văn bản được tổ chức thành các tập hợp hoặc các lớp theo các tiêu chí có thể do máy tính thiết lập, ví dụ, số lần xuất hiện và/hoặc sự liền kề trong văn bản, mặc dù mục đích của các hệ thống này là như nhau.

Một phần của tài liệu ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THUYẾT MINH TIÊU CHUẨN TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TẠO LẬP CHỈ MỤC (DÙNG CHO METADATA VÀ TÀI LIỆU TOÀN VĂN) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w