Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39)

Mô hình được dựa trên các nghiên cứu tham khảo trên thế giới như Phạm

Hữu Hồng Thái (2013); Petria và cộng sự (2015); Ali và cộng sự (2011). Các biến

độc lập được xây dựng trên nền tảng các nghiên cứu trong nước và quốc tế như:

Trujillo-Ponce (2013), Petria và cộng sự (2015), Alper và Anbar (2011), Võ Xuân

Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016). Biến độc lập được chia làm 2 loại gồm là biến đặc

điểm ngân hàng cụ thể và biến chỉ số kinh tếvĩ mô. Tác giả sử dụng phương pháp

hồi quy dữ liệu bảng (Panels Data) với 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 –

2017. Sau đó, tác giả lựa chọn các mô hình FEM và REM. Tiếp theo, tác giả kiểm

định các khuyết tật và sử dụng mô hình hồi quy FGLS để khắc phục khuyết tật và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm của đề tài cụ thểnhư sau:

f(ROA, ROE, NIM)= β0+ β1SIZE + β2LTA + β3NPL + β4DIV + β5DLR + β6TCR + β7 GDP + β8CPI + ui

4.1.3. Đo lƣờng biến nghiên cứu 4.1.3.1. Biến phụ thuộc

Đo lường hiệu quả kinh doanh của các NHTM dựa trên các chỉ số cơ bản

như: ROA, ROE (Alper và Anbar, 2011; Trujillo-Ponce, 2013; Petria và cộng sự,

2015). Bên cạnh đó NIM cũng là chỉ số cũng thường được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sinh lời của các NHTM (Dietricha và Wanzenried, 2010).

4.1.3.2. Biến độc lập

Quy mô ngân hàng (SIZE): trong hầu hết các tài liệu tài chính, tổng giá trị

tài sản tài sản trên báo cáo tài chính được sử dụng đại diện cho quy mô của ngân hàng. Biến SIZE đo lường bằng lôgarit tự nhiên của tổng tài sản. Biến này được kỳ

vọng sẽ tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại

(Smirlock, 1985; Shingjergji và Hyseni, 2015).

Chất lƣợng tài sản: đo lường bằng tỷ lệ dư nợ/tài sản (LTA), tỷ lệ nợ xấu (NPL). Tỷ lệdư nợ/ tài sản (LTA) đo lường nguồn thu nhập của ngân hàng và nó dự

kiến sẽảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận nếu ngân hàng không kiểm soát được mức

độ rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ đo lường chất lượng tài sản và phản ánh những thay

đổi trong danh mục cho vay của ngân hàng và tác động ngược chiều đến hiệu quả

kinh doanh của các ngân hàng (Aydogan, 1990; Petria và cộng sự, 2015; Shingjergji và Hyseni , 2015).

Đa dạng hóa hoạt động (DIV): Tỷ lệ thu nhập phi lãi suất (NII) được sử

dụng đo lường cơ cấu thu nhập chi phí. Thu nhập phi lãi suất bao gồm thu nhập

được tạo ra từ thu lệ phí và tiền hoa hồng thu nhập / chi phí, thu nhập chia cổ tức, lãi /lỗ từ giao dịch và thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh (Dietricha và Wanzenried, 2010; Alper và Anbar, 2011; Petria và cộng sự, 2015; Shingjergji và Hyseni, 2015).

Tỷ lệ vốn huy động (DLR): Tiền gửi là nguồn ngân quỹ chính của các ngân hàng và là nguồn quỹ với chi phí thấp nhất. Tiền gửi thêm được chuyển thành

khoản vay, cao hơn lãi suất lợi nhuận và lợi nhuận. Do đó tiền gửi đã tích cực tác

động vào lợi nhuận của các ngân hàng (Alper và Anbar, 2011; Trujillo-Ponce, 2013; Petria và cộng sự, 2015; Ngô Phương Khanh, 2013).

Tỷ lệ chi phí/doanh thu (TCR):hiệu quả quản lý chi phí hoạt động cũng có

tác động đến khảnăng sinh lợi của ngân hàng (Phạm Hữu Hồng Thái, 2013). Trong

thực tế, mối tương quan giữa nợ xấu và chi phí hoạt động chưa rõ ràng. Do đó, ảnh

hưởng của chi phí hoạt động lên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có thể là cùng chiều

hoặc ngược chiều. Hughes và Moon (1995) tìm thấy rằng khi hiệu quả của việc sử

dụng chi phí thấp thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm.

Tỷ lệtăng trƣởng GDP thực tế: đo lường theo tỷ lệtăng trưởng GDP thực

tế hàng năm: tất cả các hoạt động kinh tế và điều chỉnh lạm phát. Sự liên kết giữa

tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của lĩnh vực tài chính, tăng trưởng GDP có một

mối quan hệ tích cực với lợi nhuận ngân hàng (Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999; Bikker và Hu, 2002).

Tỷ lệ lạm phát (INF): là % tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho tất cả

các hàng hoá và dịch vụ. Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận có thểảnh hưởng tích cực hay tiêu cực (Perry, 1992). Nếu một tỷ lệ lạm phát như dự kiến, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất để tăng lợi nhuận khi chi phí tăng. Ngược lại, nếu tỷ lệ

lạm phát không phải như dự kiến, ngân hàng không thể thực hiện các điều chỉnh tỷ

lệ lãi suất để cân đối chi phí và lợi nhuận. Phần lớn các nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng (Bourke, 1989; Molyneux và Thorton,1992; Hassan và Bashir, 2003; Kosmidou, 2006).

Bảng 4.1: Biến nghiên cứu và phƣơng pháp đo lƣờng

Biến Mô tả Đo lƣờng Kỳ

vọng Đo lƣờng hiệu quả kinh doanh của NHTM

ROA Tỷ suất sinh lời trên tài sản Lợi nhuận ròng/tài sản ROE Tỷ suất sinh lời trên VCSH Lợi nhuận ròng/VCSH

NIM Tỷ suất lợi nhuận biên Thu nhập ròng từ lãi/tài sản

Biến độc lập

TCR Tỷ lệ chi phí trên doanh thu = Tổng chi phí / tổng thu nhập 

DLR Tỷ lệ vốn huy động = Tổng tiền gửi KH / Tổng dư nợ /- LTA Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản = Tổng dư nợ / Tổng tài sản /- NPL Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu / Tổng dư nợ 

DIV Đa dạng hóa hoạt động = Thu nhập phi lãi/ tổng thu nhập +/-

SIZE Quy mô ngân hàng = Log tổng tài sản +

GDP Tăng trưởng kinh tế = Tốc độtăng trưởng GDP +

CPI Lạm phát = Chỉ số giá tiêu dùng CPI -

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

4.1.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng (Panels data).

Phương pháp này đã được thực hiện trong rất nhiều nghiên cứu trước đó như nghiên

cứu của Dietricha và Wanzenried (2010), Ali và cộng sự (2011), Trujillo-Ponce (2013); Petria và cộng sự (2015), Alper và Anbar (2011); Shingjergji và Hyseni (2015). Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tảđể phân tích sơ bộ thông tin cơ bản từ

mẫu, phân tích đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi. Để xác định mối tương

quan giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc, nghiên cứu ước lượng tham số hồi quy cho mô hình các nhân tốtác động với các mô hình bình phương bé nhất (OLS), FEM, REM và mô hình GLS để có phương trình tốt nhất thể hiện mối quan hệ của các nhân tố.

Phân tích thống kê mô tả

Trên cơ sở thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các

NHTM, tác giả tiến hành nhập liệu và mã hoá các biến nghiên cứu bằng phần mềm Excel. Tiếp theo, thực hiện nhập dữ liệu từ phần mềm Excel đã được xử lý làm sạch vào phần mềm STATA 12, th

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)