Kết luận khoa học về câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thay đổi nhận thức và hành động của học sinh trong việc giảm thiểu rác thải nhựa (Trang 34 - 39)

- Những thành tựu tái chế rác thải nhựa một lần ở Việt Nam: Tái chế, tá

2.6. Kết luận khoa học về câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học.

Sau khi tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì 913 bài test (Phụ lục) được phát ra cho 3 khối lớp học sinh trong trường để kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức và hành động tích cực của học sinh đối với việc giảm thiểu rác thải nhựa. Kết quả thu được như sau:

Hình 23: Kết quả câu trả lời có nhận thức tích cực

Hình 24: Kết quả câu trả lời có hành vi tích cực

Từ kết quả bài test khảo sát cho thấy, số câu trả lời thể hiện nhận thức và hành vi tích cực đối với việc giảm thiểu rác thải nhựa đều đạt trên 50%.

Kết quả khảo sát giữa trước và sau khi tiến hành các giải pháp được thể hiện qua những hình ảnh sau:

Hình 26. Kết quả câu trả lời có hành vi tích cực ở hai lần khảo sát

Qua kết quả khảo sát, so sánh nhận thức và hành động tích cực giữa 2 thời điểm khảo sát, nhóm nghiên cứu chúng em thấy rằng sau khi được tham gia các hoạt động trải nghiệm, học sinh đã có sự nâng cao nhận thức và hành vi tích cực hơn so với trước khi tiến hành các giải pháp.

Kết quả này không chỉ thể hiện qua bài test lý thuyết suông mà còn được chứng minh qua việc quan sát thực tế tại trường học. Học sinh đã bắt đầu có sự thay đổi những thói quen sử dụng đồ nhựa hằng ngày như: phần lớn học sinh đã sử dụng nước uống tại hệ thống lọc của nhà trường bằng cốc thủy tinh, hạn chế thói quen sử dụng ly cốc nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa; nhiều học sinh ăn xôi, cơm đựng trên đĩa sành tại quầy bán hoặc mua xôi gói bằng lá chuối, bánh mì đựng bằng túi giấy thay vì thức ăn phải đựng trong hộp xốp, túi nilon; không còn nhiều học sinh ăn kẹo cao su và sử dụng khăn ướt,..

Hình 27. Học sinh uống nước bằng cốc thủy tinh tại hệ thống nước lọc Ngoài ra các bạn học sinh còn có những ý tưởng hay trong việc thay đổi thói quen sử dụng dụng cụ học tập bằng nhựa như: bao vở bằng giấy báo thay cho túi nilon, vỏ viết được tái sử dụng chỉ cần mua ruột viết hay bút bi giấy tái chế, sử dụng thước gỗ thay cho thước nhựa, thiết kế túi đi học được tái sử dụng từ nhựa maket hay bì nhựa đựng bột giặt …

Trường học xanh, sạch, đẹp, học sinh thu gom và tự giác phân loại rác thải vào các sọt rác từ mỗi phòng học. Lượng rác thải giảm đáng kể đặc biệt là rác thải nhựa. Mỗi tuần lượng rác thải nhựa tập kết khoảng 1 thùng, giảm so với trước kia là 3 thùng.

Công tác phân loại và xử lý rác thải tại trường đạt hiệu quả cao: với rác hữu cơ được ủ tạo thành phân bón cho cây trong vườn trường. Rác thải vô cơ khó phân hủy được tập trung vào thùng rác vô cơ và nhờ xe chuyên chở rác đưa về bãi rác tập trung để xử lý. Rác tái chế sau khi thu gom về thùng rác tái chế sẽ được tiến hành phân loại lần nữa theo nhu cầu sử dụng tái chế như sách vở thước bút còn dùng được; chai lọ để trồng hoa..và theo nguồn nguyên liệu tái chế như giấy, nhựa,.. bán cho người mua ve chai chuyển về cơ sở tái chế, đồng thời tiết kiệm được nguồn quỹ “kế hoạch nhỏ”. Như vậy, chúng ta đã hạn chế lượng rác thải bị đốt góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Qua việc thực hiện các giải pháp của đề tài đã giúp cho học sinh nâng cao nhận thức, hiểu biết một cách đầy đủ hơn về hiểm họa của chất thải nhựa gây ra cho đời sống và sức khỏe con người. Học sinh thường xuyên tham gia các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa và dần trở thành các tuyên truyền viên, những thay đổi nhỏ từ nhận thức đến hành vi, thói quen của học sinh đã tạo nên sự lan tỏa lớn đến những người xung quanh và huy động được sự chung tay của cả cộng đồng. Chính vì vậy, nếu duy trì được những thay đổi tích cực thói quen cũng như hành động của học sinh thực hiện lối sống xanh thì không chỉ tạo ra trường học xanh mà còn tạo ra thế giới xanh. Điều đó chứng tỏ giả thuyết mà ta đặt ra đã trở thành hiện thực.

E. Kiến nghị

- Nhà trường cần tăng cường phối hợp với những ban ngành liên quan để tổ chức tuyên truyền sâu và rộng về vấn đề rác thải nhựa và môi trường sống.

- Sở khoa học và công nghệ cần tăng cường tổ chức các cuộc thi trải nghiệm sáng tạo về vấn đề giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường sống.

- Pháp luật cần có những chế tài để hạn chế việc sản xuất và sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần; đồng thời cũng cần có những quy định khen thưởng đối những người có hành động, ý tưởng, sáng kiến góp phần giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường sống.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thay đổi nhận thức và hành động của học sinh trong việc giảm thiểu rác thải nhựa (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w