Kết quả kiểm định mô hình cho thấy, khả năng sinh lợi là chỉ tiêu được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế/trung bình tổng tài sản có tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Kết quả này cũng phù hợp với kỳ vọng mà tác giả. Như vậy, khi khả năng sinh lợi tăng lên, ngân hàng sẽ có thêm nguồn vốn bổ sung vào các tài sản thanh khoản của mình, từ đó làm tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng. Trong giai đoạn 2007-2016, khả năng sinh lợi có tác động cùng chiều tới khả năng thanh khoản của ngân hàng với hệ số là 2.254 với mức ý nghĩa 5%. Nghĩa là tỷ suất sinh lợi trên tài sản của ngân hàng tăng lên 1% thì KNTK của ngân hàng sẽ tăng lên 2.254%.
3.6.4.3. Lãi suất biên (IRM)
Kết quả kiểm định mô hình cho thấy, lãi suất biên là chỉ tiêu được đo lường bằng (thu nhập lãi – chi phí lãi)/(tổng tài sản sinh lãi) có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Kết quả này cũng phù hợp kỳ vọng mà tác giả đặt ra cho mô hình. Như vậy, những ngân hàng có lãi suất biên lớn hơn sẽ có tính thanh khoản thấp hơn hơn. Trong giai đoạn 2007-2016, lãi suất biên có tác động ngược chiều tới khả năng thanh khoản của ngân hàng với hệ số là -3.17 với mức ý nghĩa 5%. Nghĩa là lãi suất biên của ngân hàng tăng lên 1% thì KNTK của ngân hàng sẽ giảm 3.17%.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM QUẢN LÝ THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 4.1. Kết luận
Bài viết này đo lường các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP ở Việt Nam thông qua số liệu được lấy từ BCTC của các NHTMCP đã qua kiểm toán và được công bố sẽ là thông tin hữu ích cho các nhà quản trị NHTMCP, cho những định hướng quản lý và điều tiết ngành ngân hàng của nhà nước. Ngoài ra đây cũng là nguồn thông tin hữu ích để nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tham khảo.
Nghiên cứu được tiến hành trên 25 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2016. Nghiên cứu đã cho thấy cái nhìn tổng quan đến các vấn đề liên quan đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP bằng phương pháp định lượng với phần mềm định lượng STATA. Theo kết quả hồi quy tuyến tính thì có 3 yếu tố có tác động đến KNTK của các NHTMCP là “Lạm phát”, “Tỷ suất lợi nhuận ROA”, “Lãi suất biên”. Ngoài ra nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng tác động của các yếu tố như: “Tốc độ tăng trưởng GDP”, “Quy mô”, “Tỷ lệ nợ xấu” và “Tỷ lệ vốn” đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Theo kết quả nhận được từ việc sử dụng phần mềm định lượng STATA thì R2 của mô hình là khá thấp, đây là một trong những khuyết điểm của bài viết này. Khuyết điểm này xảy ra có thể là do có các yếu tố khác tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP mà tác giả đã bỏ qua. Cũng có thể là do đặc tính của nền kinh tế Việt Nam khác biệt với các quốc gia khác trên thế giới như hoạt động của các NHTMCP chưa thực sự hiệu quả hoặc sự lỏng lẻo trong việc giám sát các hoạt động của các NHTMCP, thực thi các chính sách điều tiết và nhiều lý do khác.
4.2. Một số kiến nghị
4.2.1. Kiến nghị đối với yếu tố “Lạm phát”
Vì đây là yếu tố vĩ mô mà không phải là yếu tố đặc trưng cụ thể cho từng ngân hàng. Vì vậy mà các nhà quản lý ngân hàng không thể thông qua yếu tố này để kiểm soát khả năng thanh khoản.
Muốn kiểm soát yếu tố này, cần có sự phối hợp của các cơ quan chính phủ, đặc biệt là NHTW trong việc kiểm soát cung tiền. Cung tiền sẽ tác động trực tiếp
đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Do đó, NHTW và chính phủ phải thường xuyên theo dõi tình hình lạm phát trong nước. Tính toán kịp thời để điều chỉnh lạm phát nhằm ổn định khả năng thanh khoản của ngân hàng. Điều này rất quan trọng vì ở Việt Nam, ngân hàng là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho toàn bộ nền kinh tế. Do đó, khi thực hiện các chính sách tiền tệ về điều chỉnh lạm phát cần có sự tính toán cẩn thận, dự tính các khả năng có thể xảy ra để trung hòa giữa hiệu quả hoạt động của các NHTMCP và phát triển kinh tế quốc gia.
4.2.2. Kiến nghị đối với yếu tố “Tỷ suất sinh lợi ROA”
Đây là yếu tố có tác động cùng chiều tới khả năng thanh khoản ngân hàng. Do đó các nhà quản lý các NHTMCP cần thay thế những chiến lược kinh doanh hiệu quả thay thế cho những chiến lược cũ. Tăng khả năng cạnh tranh của nhà băng. Cập nhật các công nghệ thông tin hiện đại. Tăng cường đội ngũ marketing để tiếp cận với khách hàng tốt hơn.
Cải thiện bộ máy tổ chức, luôn sẵn sàng thích ứng với điều kiện kinh doanh có sự thay đổi nhanh chóng. Luôn sẵn sàng cho các dự án kinh doanh hiệu quả nhằm đạt được tỷ suất sinh lợi cao nhất vừa nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận vừa đảm bảo tính an toàn trong hoạt động của nhà băng. Tuy nhiên, không thể cứ vì chạy theo lợi nhuận mà để các vấn đề về đạo đức xảy ra sẽ gây ra những tổn thất nghiêm trọng không lường trước.
4.2.3. Kiến nghị đối với yếu tố “Lãi suất biên”
Đây là yếu tố có tác động ngược chiều tới khả năng thanh khoản của ngân hàng và nó thể hiện sự đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và lãi suất biên. Lãi suất biên càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng sinh lợi. Điều này cũng có nghĩa là ngân hàng đang đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi.
Ngân hàng cần tính toán lại những loại tài sản sinh lãi trong tổng tài sản sinh lãi để so sánh khả năng sinh lãi và độ rủi ro để loại bỏ những tài sản mang lại lợi nhuận thấp mà rủi ro cao. Nói chung, phải cơ cấu lại các tài sản sinh lãi để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải chấp nhận sự an toàn để đánh đổi lấy một lãi suất biên nhỏ trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn vì sẽ có nhiều rủi ro tiềm ẩn mà các nhà quản lý không thể đánh giá được và có thể mang đến những thiệt hại không thể được bù đắp bằng lợi nhuận đã thu về.
KẾT LUẬN
Với mục đích nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản ngân hàng, bài viết này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để làm sáng tỏ vấn đề về câu hỏi liệu rằng có bao nhiêu yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP hoạt động ở Việt Nam và xem xét việc tác động này bằng định lượng một cách cụ thể. Bài viết này sử dụng phương pháp hồi quy theo dữ liệu bảng mà cụ thể là phương pháp hồi quy FEM và phương pháp hồi quy REM. Để lựa chọn phương pháp nào phù hợp hơn, sau đó sử dụng kiểm định Hausman để kiểm tra giữa 2 phương pháp FEM và REM thì phương pháp nào sẽ phù hợp với mô hình hơn. Kết quả cho thấy phương pháp REM là phù hợp hơn với mô hình. Bài viết này còn sử dụng kiểm định LM-test để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi của mô hình này và cuối cùng là dùng phương pháp Robust để loại bỏ hiện tượng này nhằm giúp kết quả định lượng thu được hiệu quả và đáng tin cậy hơn. Bài nghiên cứu đã đưa ra được mô hình cuối cùng gồm 04 biến tác động đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng: Lạm phát (IFLC), khả năng sinh lợi ngân hàng (ROA), lãi suất biên (IRM),. Từ kết quả thu được, bài viết sẽ giúp các cơ quan chức năng, các nhà quản trị NHTMCP và các nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về khả năng thanh khoản và đặc biệt là các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại hiện nay ở Việt Nam.
Kết quả trên đây còn gặp phải một số hạn chế, thiếu sót, chưa đầy đủ. Tác giả mong nhận được sự góp ý, trao đổi, chỉ dẫn của các Thầy Cô, các nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này để kết quả nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng việt
Nghị định 141/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD.
Nghị định 10/2010/NĐ-CP ngày 26/01/2011 của Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.
Nguyễn Bảo Hiền (2016), Luận án tiến sĩ kinh tế “Rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Chính phủ ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Vũ Thị Hồng (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên Cứu & Trao Đổi số 23 (33)/2015.
B. Tài liệu tiếng anh
Agoraki, M.E.K., Delis, M.D., & Pasiouras, F., 2009. Regulations, competition and bank risk-taking in transition countries. Journal of Financial Stability, 7, pp. 38-48.
Altunbas, Y., Carbo, S., Gardner, E.P.M., & Molyneux, P., 2007. Examining the relationship between capital, risk and efficiency in European banking. European Financial Management, 13, pp. 49-70.
Aspachs, O., Nier, E., Tiesset, M., 2005. Liquidity, Banking Regulation and macroeconomics. Proof of shares, bank liquidity from a panel the bank's UK- resident. Bank of England working paper.
Berger, A.N., Bouwman, C.H.S., 2009. Bank liquidity creation. Review of Financial Studies 22, pp. 3779-3837.
Bonfim D. and Kim M., 2017. Liquidity Risk and Collective Moral Hazard . European Banking Center Discussion Paper No. 2012-024. Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=2163547.
Brunnermeier M. K., 2009. Deciphering the Liquidity and Credit Crunch 2007-2008. Journal of Economic Perspectives, Vol. 23, pp. 77-100.
Bunda I., Desquilbet J. B., 2008. The Bank Liquidity Smile Across Exchange Rate Regimes, International Economic Journal, Vol. 22, No. 3, pp. 361-386.
Choi, H. S., & Lee, M., 2016. Credit, banking, liquidity shortfall, and monetary policy. International Review of Economics and Finance, Vol. 46, pp. 87- 99.
Deléchat, C., Henao, C., Muthoora, P., Vtyurina, S., 2012. The Determinants of Banks' Liquidity Buffers in Central America. IMF Working Paper.
Delis, M.D., Gaganis, C., & Pasiouras, F., 2009. Bank liquidity and the board of directors. MPRA Paper no. 18872. Available at https://mpra.ub.uni- muenchen.de/18872/.
Lucchetta M., 2007. What Do Data Say About Monetary Policy, Bank Liquidity and Bank Risk Taking?, Economic Notes by Banca Monte dei Paschi di Siena SpA, Vol. 36, pp. 189-203.
Munteanu I., 2012. Bank liquidity and its determinants in Romania. Procedia Economics and Finance, pp. 993-998.
Naiwei Chen et al., 2017. Equator principles and bank liquidity. International Review of Economics and Finance. Available:
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1059056017305294.
Roman, A., & Sargu, A. C. (2015). The impact of bank-specific factors on the commercial banks liquidity: empirical evidence from CEE countries. Procedia Economics and Finance, 20, pp. 571-579.
Valla N., Saes-Escorbiac B., 2006. Bank liquidity and financial stability. Banque de France Financial Stability Review, pp. 89-104.
Vodavá, P., 2010. Liquidity of Czech commercial banks and its determinants. International Journal of Mathematical Models and Methods in Applied Sciences, 5, 1060-1067.
Von Thadden, E.-L., 2004. Bank capital adequacy regulation under the new Basel Accord. Journal of Financial Intermediation, Vol. 13, pp. 90-95.
C. Website tham khảo
http://www.worldbank.org/ http://vietstock.vn/
http://www.sbv.gov.vn/
Trang chủ các NHTMCPCP VN http://bizlive.vn/
http://vnclp.gov.vn/
PHỤ LỤC
Phụ lục I: Danh mục tên viết tắt các ngân hàng
Tên đầy đủ Tên viết tắt
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam AGRB
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam VTB
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV BIDVB
Ngân hàng TMCP Á Châu ACB ACB
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank TCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank SCB Ngân hàng TMCP Xuất Khẩu Việt Nam Eximbank EXB
Ngân hàng TMCP Quân Đội MB MB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MRTB
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn SGB
Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á SB
Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TPHCM HDB
Ngân hàng TMCP Quốc Tế VIB
Ngân hàng TMCP Nam Á SAB
Ngân hàng TMCP Kiên Long KLB
Ngân Hàng TMCP Việt Á VAB
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thương Tín VNB
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SGCTB
Ngân Hàng TMCP Quốc Dân NCB
Ngân Hàng TMCP An Bình ABB
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB
Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex PGB
Phụ lục II: Kết quả thống kê dữ kiệu các biến trong mô hình
Phụ lục V: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp REM
Phụ lục VII: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi