Tốc độ tăng trưởng GDP được đo lường bằng chênh lệch của GDP thực tế của năm sau so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP đại diện cho sự tăng trưởng của
Theo Aspachs et al (2005) và Pavla Vodová (2010) thì tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng do khi nền
kinh tế đang tăng trưởng. Sẽ có nhiều người vay tiền để đầu tư những dự án có giá trị và do đó ngân hàng phải giải ngân nhiều hơn dẫn tới khả năng thanh khoản giảm. Ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế đang đi xuống thì các dự án cho vay không còn hấp dẫn, dân chúng tiết kiệm nhiều hơn nên ngân hàng sẽ nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn và do đó NH có khả năng thanh khoản cao hơn. Từ đó tác giả kỳ vọng giả thuyết như sau:
Giả thuyết H1: Tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều đến KNTK của các NHTMCP tại Việt Nam.
3.3.3. Lạm phát (IFLC)
Lạm phát được hiểu là sự gia tăng của mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, lạm phát được thể hiện ở dạng tỷ lệ phần trăm. Trong bài nghiên cứu này, sử dụng chỉ số lạm phát theo năm, nghĩa là sự chênh lệch của mức giá năm nay so với năm trước.
Theo Bunda (2008) và Vodová (2010) thì lạm phát là động lực để các ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn. Vì nếu họ gia tăng các khoản nợ dài hạn cho khách hàng trong giai đoạn lạm phát gia tăng thì tài sản của họ sẽ trở nên nhạy cảm hơn với lạm phát. Từ đó tác giả kỳ vọng giả thuyết như sau
Giả thuyết H2: Lạm phát có tác động cùng chiều đến KNTK của các NHTMCP tại Việt Nam.
3.3.4. Quy mô ngân hàng (SIZE)
Theo Naiwei Chen et al (2017), quy mô ngân hàng (SIZE) được đo lường bằng công thức sau:
Quy mô ngân hàng (SIZE) = Ln (Tổng tài sản)
Đây là một yếu tố khá phức tạp vì hiện nay trên thế giới, các nhà nghiên cứu về thanh khoản ngân hàng chưa có một nhận định đồng nhất về yếu tố quy mô ngân hàng tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng.
Một số tác giả cho rằng quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, ví dụ như Giannotti et al., (2010) đã tìm thấy bằng chứng về tác động ngược chiều của SIZE đến KNTK của ngân hàng và ông cho rằng ngân hàng lớn hơn có danh tiếng tốt hơn và do đó ít bị rủi ro thanh khoản hơn. Hoặc là các nghiên cứu của Theo Naiwei Chen et al. (2017) và Vodová (2010),
Delis et al. (2009) cũng cho rằng quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng do các ngân hàng hơn lớn thường sẽ duy trì một tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản nhỏ hơn vì chúng có danh tiếng hơn các ngân hàng nhỏ và do đó chúng có thể dễ dàng thu hút được các nguồn vốn nhanh chóng với chi phí rất rẻ.
Một số tác giả khác thì lại cho rằng những ngân hàng có quy mô lớn luôn duy trì một tỷ lệ thanh khoản rất cao lý do là do họ luôn có lượng tiền gửi dồi dào, nắm trong tay nhiều loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ. Tiêu biểu cho lý thuyết này là các tác giả Bouwman (2006), Marcella (2007). Từ đó, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:
Giả thuyết H3: Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến KNTK của các NHTMCP tại Việt Nam.
3.3.5. Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) được đo lường bằng:
Tỷ lệ nợ xấu = Dự phòng nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay.
Nó thể hiện trong tổng số dư nợ cho vay thì có bao nhiêu phần trăm là không thể thu hồi được. Nợ xấu là tổn thất của ngân hàng. Theo Vodová (2010), Naiwei Chen et al. (2017) đã tìm ra bằng chứng cho thấy tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến KNTK của các ngân hàng và lý giải rằng khi ngân hàng dành thêm khoản trợ cấp cho các khoản nợ xấu thì sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:
Giả thuyết H4: Tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến KNTK của các NHTMCP tại Việt Nam.
3.3.6. Khả năng sinh lợi (ROA)
Khả năng sinh lợi được đo lường bằng:
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Trung bình tổng tài sản
Angela & Alina (2015), Bonner et al. (2015) đều tìm thấy sự tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản ngân hàng và các tác giả này lý luận rằng khả năng sinh lợi của ngân hàng tăng lên làm lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Kết quả là phần lợi nhuận tăng lên sẽ được bổ sung vào vốn chủ sở hữu làm tăng tài sản thanh
khoản, từ đó làm tăng KNTK của các NHTMCP Việt Nam. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết kiểm định như sau:
Giả thuyết H5: Khả năng sinh lợi có tác động cùng chiều đến KNTK của các NHTMCP tại Việt Nam.
3.3.7. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được đo lường bằng:
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP) = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
Theo Vodová (2010), Naiwei Chen et al. (2017), Bunda, & Desquilbet (2008), Von Thadden (2004) thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản vì đây là phần mà chủ các ngân hàng bổ sung nguồn vốn để bù đắp cho nhu cầu thanh khoản của mình. Do đó tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H6: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến KNTK của các NHTMCP tại Việt Nam.
3.3.8. Lãi suất biên (IRM)
Lãi suất biên được đo lường bằng:
Lãi suất biên = (Thu nhập lãi – chi phí lãi)/Tổng tài sản sinh lãi
Theo Vodová (2010), N. Valla & B. Saes-Escorbiac (2006) đã tìm thấy bằng chứng về tác động ngược chiều của IRM lên KNTK của các NHTMCP. Và các tác giả lý giải rằng yếu tố này tác động ngược chiều với khả năng thanh khoản bởi vì lãi suất biên làm cho các ngân hàng tập trung cho vay nhiều hơn, đồng thời giảm tỷ trọng tài sản thanh khoản để đạt được lãi suất biên lớn nhất. Kết quả là KNTK của các nhà băng bị giảm xuống. Từ đó tác giả kỳ vọng giả thuyết kiểm định như sau:
Giả thuyết H7: Lãi suất biên tác động ngược chiều đến KNTK của các NHTMCP tại Việt Nam.