Xung đột lợi ích giữa cổ đông lớn và người gửi tiền

Một phần của tài liệu Quản trị ngân hàng thương mại, một số vấn đề nhìn từ tình huống tái cơ cấu ngân hàng xây dựng việt nam (Trang 33 - 34)

Như đã phân tích ở 2.2.2, hệ số sử dụng đòn bẩy tài chính trong ngành NH lớn nên xung

đột lợi ích ở mối quan hệngười gửi tiền – chủ NH khá quan trọng.

Do PCD không đủ tiềm lực tài chính để mua NH nên ông đã liên hệ với những khách hàng

có lượng tiền gửi lớn và mời về gửi tại VNCB bằng cách sẳn sàng chi chăm sóc khách

hàng ởmức cao, thực chất là phần chi trả lãi suất vượt trần mà NHNN đã quy định,50 sau

đócho PCD vay lạidưới hình thức cầm cố sổ tiết kiệm.

Từ ngày 28/12/2012 đến 30/07/2013, PCD chỉ đạo NH lập hồ sơ cho các khách hàng tiền gửi vay bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm rồi cho PCD vay lại, trong đó có các cá nhân

liên quan đến công ty Tân Hiệp Phát (sau đây gọi là nhóm Tân Hiệp Phát). Hai bên đã có tổng cộng 16 lần với 122 khoản vay bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm với tổng số tiền

17.761,5 tỷ đồng, trong đó có 16.260,5 tỷ đồng được cho PCD vay lại và được PCD sử

dụng,51 trả bà Phấn 2.079,606 tỷ đồng để mua NH; trả nhóm Tân Hiệp Phát 9.608,873 tỷ đồngcho các khoản vay trước đó; trả nợ, chi chăm sóc khách hàng 4.572,021 tỷ đồng. Đến hạn phải trả, do PCD đã dùng trả nợ và chăm sóc khách hàng nên không có khả năng trả lại cho nhóm Tân Hiệp Phát. Vì vậy, ngày 21/8/2013 và ngày 26/8/2013, PCD rút 5.190

tỷ đồng dưới hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm Tân Hiệp Phát,52 nhưng không có

chữ ký của chủ tài khoản.Khoản tiền này được PCD chuyển cho nhóm Tân Hiệp Phát53 nhằm tất toán các khoản mà PCD đã vay trước đó. Tiếptục, ngày 20 và 21/12/2013, PCD rút 300 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm của nhóm Tân Hiệp Phát nhưng không có hồ sơ vay, và

không giải trình được mục đích sử dụng.54

Toàn bộ sổ tiết kiệm đảm bảo cho 5.490 tỷ đồngđược Tòa phán quyết giao lại cho VNCB để xử lý55thu hồi đã gây thiệt hại cho nhóm Tân Hiệp Phát, là người gửi tiền.

Nghiệp vụ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm về bản chất là khách hàng ứng trước tiền gửi của mình để sử dụng khi có nhu cầu đột xuất mà sổ tiết kiệm chưa đến hạn, nên đây là hoạt động rất bình thường của NH và hầu như không có rủi ro. Tuy nhiên, các khách hàng tiền

50 NHNN (2011).

51 Cáo trạng, đã dẫn, trang 28. 52 Theo Công an nhân dân (2016). 53Phan Thương (2016).

54 Cáo trạng, đã dẫn, trang 23

gửi có tâm lý ỷ lại việc NHNN không để NH phá sản và ỷ lại việc NHNN đã xác định PCD đủ năng lực tài chính để tái cơ cấu NH, hơn nữa, việc lấy tiền đem gửi thì có xu hướng chọn NH có lãi suất cao nhất để gửi nhằm tối đa hóa lợi ích cá nhân nên đã chọn VNCB.

Hình 4-2 Mô tả dòng tiền PCD rút ra từ tài khoản của khách hàng tại VNCB.

Nguồn: Tác giả tự vẽ theo Cáo trạng

Một phần của tài liệu Quản trị ngân hàng thương mại, một số vấn đề nhìn từ tình huống tái cơ cấu ngân hàng xây dựng việt nam (Trang 33 - 34)