2 2 Sự biến đổi chỉ số OD.600 nm và hàm lượng PO43 theo thời gian

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VI KHUẨN TÍCH LŨYPOLYPHOSPHAT TRONG QUI TRÌNH XỬ LÝNƯỚC - ĐẶC BIỆT NƯỚC AO NUÔI CÁ TRA (Trang 31 - 33)

Hình 7: Sự biến đổi hàm lượng PO43- và chỉ số OD.600 nm theo thời gian: (a) dòng

TGT025L, (b) dòng AGH006L, (C) dòng TGT013L, (d) dòng BTT006L, (e) dòng VLH013L; (f) phương trình tuyến tính giữa chỉ số OD.600 nm và mật số vi khuẩn (CFU).

Năm dòng vi khuẩn đều tăng sinh tốt trên môi trường Filipe et al., (2001) và đạt mật số >108 (CFU) sau hơn 25 giờ nuôi cấy. Trong 10 giờ đầu 3 dòng TGT013L, TGT025L và AGH006L tăng sinh nhanh nhất (OD.600 nm>0,4; tương đương mật số>106 CFU/ml) và khác biệt với 2 dòng BTT006L và VLH013L (OD.60nm>0,2; tương đương mật số>104

CFU/ml). Sự tăng nhanh sinh khối của 3 dòng TGT013L, TGT025L và AGH006L kéo theo hàm lượng phosphat còn lại trong môi trường thấp (hàm lượng PO43- <14 mg/l) và có sự khác biệt với 2 dòng BTT006L và VLH013L (hàm lượng PO43->15 mg/l) [Hình 7 (a), (b), (c), (d), (e)]. Sau 10 giờ các dòng đều có xu hướng tiếp tục tăng sinh và đạt mật số tối đa [OD.600 nm>0,6; tương đương mật số >108 CFU/ml), Hình 7 (f)] sau 25 giờ. Hiệu suất loại bỏ phosphat có sự biến động giữa các dòng vi khuẩn và chúng thể hiện khả năng khác nhau khi cấy bổ sung vào những môi trường khác nhau (Filipe et al.,

(c) (d)

2001). Trong thí nghiệm này, hàm lượng phosphat còn lại trong môi trường của 5 dòng vi khuẩn sau 25 giờ thí nghiệm có khác biệt lớn (Hình 8) và kết quả thể hiện sự tương quan với các kết quả của Fillipe et al. (2001) và Usharani et al., (2011).

Usharani et al., (2011) khi nghiên cứu khả năng loại bỏ phosphat hòa tan của từng dòng vi khuẩn riêng rẽ hay có sự kết hợp giữa ba dòng vi khuẩn lại với nhau cho thấy rằng, đối với từng dòng riêng rẽ thì Pseudomonas sp. YLW-7 có hiệu suất loại bỏ phosphat cao nhất đạt 68%. Trong khi sự kết hợp của 3 dòng Pseudomonas sp. YLW-7, Bacillus

sp. RS-1, Enterobacter sp. KLW-2 thì hiệu suất loại bỏ đạt từ 63,4 đến 92,5% (tùy thuộc vào sự khác biệt về nguồn carbon trong môi trường) sau 72 giờ cấy bổ sung vi khuẩn. Khi so sánh hiệu suất loại bỏ phosphat của từng dòng vi khuẩn trong thí nghiệm, Hình 8 cho thấy rằng 2 dòng TGT025L và TGT013L có ái lực cao trong khả năng hấp thu PO43-

dẫn đến hiệu suất loại bỏ phosphat cao đạt 85,3% đối với dòng TGT025L và 76,6% đối với dòng TGT013L sau 25 giờ cấy bổ sung vi khuẩn, và khác biệt có ý nghĩa thống kê với dòng BTT006L (51%), VLH013L (39,4%) và AGH006L (29,4%). Hai dòng vi khuẩn Acinetobacter radioresistens TGT013L và Kurthia sp. TGT025L được chọn để ứng dụng xử lý phosphat trong nước ao nuôi cá tra.

Hình 8: Hiệu suất loại bỏ phosphat của 5 dòng vi khuẩn sau 25 giờ nuôi cấy trong môi trường tổng hợp. Dòng vi khuẩn có cùng mẫu tự theo sau chỉ sự khác biệt không

có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (phép thử Turkey, Minitab 16)

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VI KHUẨN TÍCH LŨYPOLYPHOSPHAT TRONG QUI TRÌNH XỬ LÝNƯỚC - ĐẶC BIỆT NƯỚC AO NUÔI CÁ TRA (Trang 31 - 33)