Tình hình chung về chấm dứt hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Chấm dứt hợp đồng lao động (Trang 31 - 32)

5. Kết cấu đề tài

3.1 Tình hình chung về chấm dứt hợp đồng lao động

Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về những quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động đã đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia quan hệ lao động. Tuy nhiên những quy định pháp luật nhìn từ thực tế văn bản hướng dẫn bổ sung vẫn chưa quy định rõ một số vấn đề đã nêu ở trên, có quy định chưa thỏa đáng và chưa đầy đủ, vẫn có những lỗ hổng mà pháp luật cần phải xem xét điều chỉnh để đảm bảo công bằng cho hai bên trong quan hệ lao động.

Ví dụ điển hình tại Bản án số: 483/2019/LĐ-PT Ngày: 28/5/2019 V/v “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quan điểm người viết không đồng quan điểm với Tòa án phúc thẩm phán quyết quyết định thôi việc số 290-MSNV: 1147 ngày 24/7/2017 về việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn N Việt Nam chấm dứt hợp đồng lao động với ông H là trái pháp luật. Vì vi phạm sự thỏa thuận theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Thứ nhất, Tòa án dựa vào Khoản 2 Điều 6 Nghị định 05/2015/NĐ-CP là chưa

thỏa đáng để xét hành vi trái pháp luật được, nếu xét ở góc độ khác nhau người sử dụng lao động đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động không đồng ý chấm dứt, ngược lại người lao động đồng ý mà người sử dụng không đồng ý thì giải quyết như thế nào?, sự thỏa thuận không có quy định là hình thức nào (lời nói, hành vi, văn bản).

Thứ hai, theo quy định pháp luật Bộ luật lao động 2012 nói chung và Luật Bảo

hiểm xã hội nói riêng người lao động đủ tuổi nghỉ hưu đối với nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, mà không đủ về thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở môi trường làm việc bình thường thì xử lý như thế nào, theo quy định Điều 36, Điều 37 Bộ luật lao động 2012. Theo vụ án trên nguyên đơn lấy lý do này khởi kiện bị đơn có hợp lý không. Theo quan điểm thì thời gian mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội không đủ để hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động đây không thuộc trách nhiệm hay nghĩa vụ của người sử dụng lao động, vì nếu người lao động muốn đủ thời gian để hưởng lương hưu thì có thể tham gia bảo hiểm tự nguyện theo khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Mặt khác dù đây không phải là trách nhiệm hay nghĩa vụ người sử dụng lao động có thể hỗ trợ cho người lao động ký tiếp hợp đồng để có thu nhập để đóng đủ về mặt thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu.

Thứ ba, Theo Đoạn 2 điểm b Khoản 1 Điều 91 Luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa

án có áp dụng Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nhưng không nêu trong bản án là phía người sử dụng lao động đúng hay phía người lao động đúng, (Tức là người sử dụng lao động chứng minh được người lao động không đủ sức khỏe để làm việc thì pháp luật xử lý như thế nào?, và ngược lại). Do đó trong vụ án này có nhiều tình tiết để xử lý mà Tòa án chỉ lấy sự không thỏa thuận để kết án là Công ty Trách nhiệm hữu hạn N Việt Nam ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với Ông H là trái quy định pháp luật là chưa đủ sức thuyết phục.

Tóm lại, theo quan điểm người viết pháp luật cũng chưa quy định rỏ ràng về trường hợp người lao động đến tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ điều kiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì người sử dụng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?. Theo tâm lý người sử dụng lao động họ sợ nhất giao kết hợp đồng lao động người cao tuổi vì họ sợ rủi ro xảy ra rất lớn về an toàn lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Chấm dứt hợp đồng lao động (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w