Trợ cấp thôi việc

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Chấm dứt hợp đồng lao động (Trang 25)

5. Kết cấu đề tài

2.2.1. Trợ cấp thôi việc

Trợ cấp thôi việc là một khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật. Vì vậy, trợ cấp thôi việc có hai ý nghĩa quan trọng sau:

Thứ nhất, Trợ cấp thôi việc có ý nghĩa như là món quà tặng của người sử dụng lao động với người lao động vì đã có thời gian dài làm việc, đóng góp công sức cho người sử dụng lao động.

Thứ hai, Trợ cấp thôi việc có ý nghĩa giúp người lao động có thu nhập khi không còn việc làm để đảm bảo đời sống trong quá trình tìm kiếm công việc mới.

Do đó, người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc phải làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ Luật lao động 2012,35 và cả trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 Bộ Luật lao động 2012, thì mới được hưởng trợ cấp thôi việc theo Điều 48 Bộ Luật lao động 2102. Tuy nhiên, đối với trường hợp người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội,36 thì được hưởng lương hưu khi nam 33 Điều 26 Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

34 Khoản 10 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/ NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

35 Khoản 1,2,3,5,6,7,9, vế đầu khoản 10 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012. 36 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi theo quy định tại Điều 187 Bộ Luật lao động 2012 và trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải tại Khoản 3 Điều 125 Bộ Luật lao động 2012 do vi phạm nội quy lao động hoặc những trường hợp quy định tại Điều 126 Bộ Luật lao động 201237 thì không được hưởng trợ cấp thôi việc. Trừ các trường hợp người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng.38 Mặt khác người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.39

Theo quy định tại Khoản 1,2,3 Điều 48 Bộ Luật lao động 2012 mức trợ cấp thôi việc được tính dựa vào thâm niên làm việc của người lao động, cứ mỗi năm làm việc được hưởng trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Công thức tính như sau:

Mức trợ cấp thôi việc = Thời gian làm việc tính trợ cấp * 1/2 Tháng tiền lương Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có). Trong đó thời gian gian làm việc:40

Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động; thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 của Bộ luật lao động.

37 Khoản 1,2,3 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012

38 Điều 13 Nghị định số 47/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động- Thương binh xã hội ngày 16 tháng 11 năm 2015 Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/ NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

39 Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

40 Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/ NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp;

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc. Công thức tính như sau:

Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc thực tế tại đơn vị - Thời gian tham gia -BHTN Thời gian được chi trả trợ cấp thôi việc (nếu có)

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. Theo Điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH41 hướng dẫn chi tiết căn cứ để tính tiền lương.

Như vậy, có công thức tổng quát tính mức trợ cấp thôi việc:

Mức trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc thực tế tại đơn vị - Thời gian tham gia -BHTN Thời gian được chi trả trợ cấp thôi việc (nếu có) x 1/2 Tháng tiền lương 2.2.2. Trợ cấp mất việc làm

Trợ cấp mất việc làm được hiểu là một khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động bị mất việc làm một cách thụ động do người sử dụng lao động gây ra. Hay đơn giản là, trước hết thì đây là khoản tiền bồi thường cho người lao động do bị chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không phải do lỗi của họ.

41 Điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Ngoài ra, trợ cấp mất việc làm còn có ý nghĩa giúp người lao động giải quyết một phần khó khăn do không còn thu nhập để ổn định cuộc sống và tìm kiếm việc làm mới.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 nghị định 05/NĐ-CP42: Người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động 201243 cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Khoản 10 Điều 36, Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao động. Theo đó, quy định tại Điều 9 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH,44 việc chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đối với thời gian người lao động làm việc thực tế cho mình đối với thời gian người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp trước khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.

Mức trợ cấp mất việc làm được tính dựa vào thời gian làm việc của người lao động. Cứ một năm làm việc người lao động được trợ cấp một tháng lương nhưng thấp nhất cũng bẳng hai tháng lương. Thời giam làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.45

Trong đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm và tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm giống như thời gian và tiền lương tính trợ cấp thôi việc.

Nhìn chung, mặc dù hai khoản trợ cấp này có ý nghĩa giúp người lao động trang trải cuộc sống trong thời gian tìm kiếm việc mới, ý nghĩa này giống như trợ cấp thất nghiệp. Trong khoảng thời gian nước ta chưa thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01/01/2009 và hiện nay đối với người lao động không thuộc diện tham giao bảo hiểm thất nghiệp thì trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm được coi như là bảo hiểm thất nghiệp do người sử dụng lao động trả cho người lao động. Chính vì vậy mà người lao động tham giao bảo hiểm thất nghiệp sẽ không được tính là thời gian làm việc để hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm và trường hợp người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng cũng không được hưởng trợ cấp này.

42 Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

43 Khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động 2012.

44 Điều 9 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động. 45 Khoản 2,3 Điều 49 Bộ luật Lao động 2012.

2.3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định chấm dứt hợp đồng lao động

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên, pháp luật quy định chặt chẽ hơn về trình tự thủ tục chấm dứt và trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm của người sử dụng lao động về chấm dứt hợp đồng lao động trái luật đưa ra mức xử phạt cụ thể cho từng hành vi có tính chất mức độ khác nhau.

Theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính đối hành vi vi phạm về lĩnh vực lao động nói chung về sữa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động nói riêng gồm có hình thức phạt tiền. Riêng về sa thải người lao động trái pháp luật có thể bị phạt hình sự. Hình thức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt của cá nhân cho một hành vi vi phạm.

Theo Nghị định số 88/2015/NĐ-CP46 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động đối với các hành vi sau:

Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.  Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động

có một trong các hành vi sau đây:

46 Khoản 1,2 Điều 8 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên mà không trao đối với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở hoặc không thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

Không lập phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.  Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường cho người lao động theo quy định.

Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.

Cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên mà không trao đối với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở hoặc không thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Chấm dứt hợp đồng lao động (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w