Tse Kwong Lam v Wong Chit Sen [1983] UKPC 28), The Judicial Committee of the Privy Council Decisions [Quyết

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập lớp CLC41B Khoa Thương Mại (Trang 33 - 42)

- Nếu bên nhận thế chấp bán tài sản thế chấp thông qua đấu giá cho một công ty mà mình nắm giữ phần vốn góp, thì bên nhận thế chấp và bên mua phải chứng minh

61Tse Kwong Lam v Wong Chit Sen [1983] UKPC 28), The Judicial Committee of the Privy Council Decisions [Quyết

Kết luận: pháp luật hiện nay vẫn chưa có một khung pháp lý chi tiết và cụ thể về quyền sử dụng giấy tờ có giá nói chung và cổ phiếu nói riêng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nhiều quy định còn mâu thuẫn với nhau. Các quy định pháp luật mới chỉ tập trung vào cầm cố, thế chấp giấy tờ có giả để bảo đảm nghĩa vụ tra nợ trong tín dụng ngân hàng còn trong giao dịch giữa các doanh nghiệp vẫn chưa có sự quan tâm đúng mực, bỏ phí một loại tài sản vốn rất phổ biến của cá nhân và các công ty. Để khắc phục tình trạng này, BLDS 2015 cần có một văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 163/2006/NĐ-CP hướng dẫn giao dịch bảo đảm trong BLDS 2005 và hệ thống pháp luật cũng cần được rà soát lại để bảo đảm việc thống nhất giữa các luật. Ví dụ như tài sản bảo đảm là cổ phần hay cổ phiếu, biện pháp nào phù hợp, cơ chế khác nhau sử dụng cổ phiếu chưa niêm yết và đã niêm yết, lưu ký để làm tài sản bảo đảm, thống nhất quan điểm về việc thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ của bên thứ ba hay sử dụng biện pháp bảo lãnh bằng tài sản để thực hiện giao dịch bảo đảm giữa 3 bên, v.v.

Trong lúc chờ đợi pháp luật thay đổi và hoàn thiện, các doanh nghiệp có thỏa thuận sử dụng cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ, thanh toán hay thực hiện hợp đồng thì cần xem xét kỹ những điều khoản quan trọng về phương pháp bảo đảm, loại giấy tờ có giá dùng để bảo đảm, liệu có bị hạn chế chuyển nhượng, định giá, thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, phương thức xử lý tài sản bảo đảm, nghĩa vụ thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu, v.v. để đảm bảo việc xử lý tài sản thuận tiện, nhanh chóng và hạn chế tối đa các tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Đồng thời, bên nhận thế chấp cũng cần nắm bắt tình hình tài chính bên thế chấp (nếu bên thế chấp là doanh nghiệp), tình hình thị trường chứng khoán mà mình đang nhận bảo đảm.

Phần 3: PHỤ LỤC Tóm tắt nội dung vụ việc được nghiên cứu

Công ty CP xuất nhập khẩu A bán cho công ty CP đầu tư B 1 lượng bông cotton với giá là gần 24 tỷ đồng, chia làm 05 đợt thanh toán. Lãi suất chậm trả theo khoản 2 Điều III Hợp Đồng mua bán bông như sau: "Bên B phải chịu mức lãi suất 0,7%/tháng trên số tiền chậm trả, nhưng trong vòng 90 ngày tiếp theo. Từ ngày thứ 91 trở đi (nhưng thời gian quá hạn không được quá 30 ngày nữa), Bên B phải chịu mức lãi phạt theo quy định là 1,05%/tháng cho số tiền quá hạn đó." Hai bên cùng với bà H (cổ đông lớn công ty CP đầu tư và phát triển C và công ty C có mối liên hệ mật thiết với công ty B) giao kết hợp đồng cầm cố ba bên. Theo đó, bà H dùng tài sản là cổ phiếu công ty C (đã được niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội) để bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của công ty B. Nội dung hợp đồng như trong các ảnh dưới. Sau đó, do công ty B nhiều lần trễ hạn thanh toán nên công ty A đã khởi kiện công ty tại Tòa án nhân dân Quận X, Hà Nội và hiện đang trong quá trình giải quyết.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập lớp CLC41B Khoa Thương Mại (Trang 33 - 42)