6. Kết cấu đề tài
2.4.3. Giá trị nhân văn
Nêu cao đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam. Đền Cúc Bồ được xây dựng nhằm hướng tới mục đích giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Các thế hệ người Việt Nam mỗi khi về thăm di tích đều tự hào và không quên công ơ của người xưa.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Chương 2 của khóa luận đã đi sâu vào tìm hiểu thân thế sự nghiệp của Họ Khúc cũng như hiện trạng của di tích đền Cúc Bồ.
Khúc Thừa Dụ được lịch sử ghi nhận là người đặt nền móng đầu tiên cho nền độc lập tự chủ, đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử dân tộc. Sau khi ông mất, con cháu của ông kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Có thể nói, sự nghiệp lớn lao của họ Khúc để lại là cơ sở vững chắc cho Dương Đình Nghệ đánh bại Lý Tiến năm 931, cho Ngô Quyền đại thắng Bạch Đằng năm 938, Khẳng định dứt khoát quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
Nêu cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, hướng tới mục đích giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương cùng với nhân dân địa phương đã xây dựng đền thờ Khúc Thừa Dụ (đền Cúc Bồ) tại thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang để các thế hệ người Việt Nam mỗi khi về thăm di tích đều tự hào và không bao giờ quên công ơn của người xưa.
Các vấn đề đưa ra trong chương 2 là cơ sở để dựa vào đó đưa ra các giải pháp bảo tồn khu di tích cũng như phát triển du lịch địa phương trong chương 3 của khóa luận.
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƢƠNG