Khúc Thừa Mỹ nối nghiệp ông cha

Một phần của tài liệu Tìm hiểu di tích đền Cúc Bồ - Ninh Giang – Hải Dương. Hiện trạng và giải pháp (Trang 31 - 32)

6. Kết cấu đề tài

2.2.3. Khúc Thừa Mỹ nối nghiệp ông cha

Khúc Thừa Mỹ thuộc đời thứ 6 của họ Khúc ở Giao Châu. Ông là con trai trưởng Khúc Hạo, cháu nội Khúc Thừa Dụ.

Tương truyền ông là người mưu trí, dũng cảm, cương quyết, chuộng nghề võ. Có ý chí mở mang sự nghiệp của cha, ông.

Những năm cha làm Tiết Độ Sứ. Ông được cha cử làm “Hoan Hảo Sứ” với Nam Hán để dò thực hư giúp cha có chủ trương kế sách đối phó. Khi trở về, Khúc Thừa Mỹ tỏ ý lo sợ trước sức mạnh của Nam Hán. Ông tạm hòa hoãn với Lương để có thời gian chuẩn bị đối phó với Nam Hán. Ông xin lĩnh “Tiết Việt” của nhà Lương.

Vua Nam Hán lấy cớ: Khúc Thừa Mỹ thần phục nhà Lương không thần phục mình. Năm 923, Vua Nam Hán sai Lý Thủ Dung và Lý Khắc Chính sang xâm lược Giao Châu. Khúc Thừa Mỹ lực mỏng, thế cô không chống cự nổi bị Nam Hán bắt.

Về việc Khúc Thừa Mỹ bị bắt. Đại Việt Sử Ký toàn thư có viết: Vua Nam Hán là Nghiễm lên lầu Nghi phụng nhận tù binh, thấy Khúc Thừa Mỹ liền bảo rằng: Hàng ngày, ngươi coi ta là Ngụy triều, nay lại bị trói đưa về đây quỳ trước mặt ta là cớ sao?

Đánh giá việc này, Lê Tung trong phần tổng Luận (ĐVSKTT – Tiền biên tập 7 trang 29) đã hé ra một nguyên nhân: “Hậu chúa hay gây việc can qua, thuế khóa, sai dịch nặng nề, trăm họ ta thán”.

Nếu nhận xét này là trung thực, khách quan thì Khúc Thừa Mỹ đã có phần xa rời quan điểm trọng dân, khoan dân mà ông, cha đã làm. Nên trước họa xâm lăng Khúc Thừa Mỹ không tập hợp được nhân dân tạo thành sức mạnh của cả nước vào sự nghiệp chống xâm lăng. Đó chính là thiếu xót nghiêm trọng của Khúc Thừa Mỹ.

Còn việc Khúc Thừa Mỹ “Cúi đầu im lặng”, có người cho là nhu nhược hèn kém.

Nhận xét này cũng cần được xem lại. Vì hoàn cảnh bị bắt, trước lời tự đắc của Lưu Nghiễm hỏi ông làm được gì hơn là im lặng, im lặng để hy vọng được tha và chờ thời cơ…

Đây là cử chỉ tự nín, tự hạ mình chứ không bị mất nhân cách. Con cháu ông có người viết:

Cha sáng trương cờ xây nghiệp lớn Con minh, lập chính dựng giang sơn Cháu nín chịu khi sa tay giặc

Để cứu cơ đồ giữ nước non.

Sau 25 năm tồn tại, chính quyền độc lập – tự chủ của họ Khúc tạo dựng đã bị Nam Hán phá hủy. Thử thách đối với dân tộc ta lại bắt đầu. Họ Khúc không còn nắm quyền điều khiển quốc gia, nhưng xu thế mà Họ Khúc đã vạch ra, không thể thay đổi được. Từ đây nhân dân Giao Châu bắt đầu cuộc chiến đấu mới nhằm kế tục sự nghiệp Độc lập – Tự chủ vốn có từ Họ Khúc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu di tích đền Cúc Bồ - Ninh Giang – Hải Dương. Hiện trạng và giải pháp (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)