Đặc điểm tổ chức Hạch Toán Kế Toán:

Một phần của tài liệu hạch toán vốn bằng tiền tại công ty công trình đô thị đà nẵng (Trang 34 - 37)

II. Đặc điểm tổ chức Bộ Máy Kế Toán và Sổ Kế Toán tại Công ty Công Trình Đô Thị Đà

2.Đặc điểm tổ chức Hạch Toán Kế Toán:

Công ty Công Trình Đô Thị Đà Nẵng có đặc điểm sản xuất là địa hoạt động rộng, hằng ngày có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho nên để quản lý chặt chẽ và phù hợp với đặc điểm đó Công ty đã chọn và áp dụng bộ sổ kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”.

Hàng ngày khi nhận được Chứng từ gốc có liên quan thì được phản ánh vào các Sổ quỹ, Sổ chi tiết. Cuối tháng từ Chứng từ gốc đã được kiểm tra lên Chứng từ ghi sổ cho từng loại sản phẩm, tài sản. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ đã lập để ghi vào Sổ cái các tài khoản liên quan. Đến cuối tháng (quý) căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết và Sổ cái kế toán

tập hợp lại lên Bảng cân đối tài khoản. Căn cứ vào Sổ cái Bảng cân đối tài khoản, Sổ chi tiết liên quan kế toán tập hợp lại lập báo cáo kế toán.

Quan hệ đối chiếu:

khoản) tài đối cân Bảng (hay cái Sổ trong khoản tài các cả tất của Có) bên (hoặc Nợ bên sinh phát số Tổng sổ" ghi từ chứng đăng Sổ " trên tiền số Tổng

Hình thức chứng từ ghi sổ có nhiều ưu điểm hơn các hình thức kế toán khác là dễ hiểu, rõ ràng, dễ phát hiện sai lầm và dễ điều chỉnh, thích hợp với mọi hình thức sản xuất kinh doanh từ các doanh

nghiệp có quy mô nhỏ, vừa đến lớn. Công tác kế toán được thực hiện theo trình tự sơ đồ dưới đây:

Chú thích:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng (quý) Quan hệ đối chiếu

Sổ quỹ Chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ Cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Sổ, thẻ KT chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ Chứng từ ghi sổ

Giải thích sơ đồ:

Chứng từ gốc: Là các chứng từ các tài liệu phát sinh ở khâu đầu tiên của một nghiệp vụ kinh tế, là cơ sở pháp lý để xác minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, là căn cứ để kiểm tra kiểm soát việc chấp hành chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế tài chính. Yêu cầu của việc lập chứng từ gốc là phải phản ánh kịp thời, chính xác và trung thực nội dung của nghê vụ kinh tế.

Bảng tổng hợp chứng từ: Định kỳ công ty tổng hợp phát sinh các chứng từ gốc có nội dung kinh tế giống nhau tức là cùng một loại nghiệp vụ.

Sổ quỹ và thẻ kho: Hàng ngày khi phát sinh các chứng từ gốc liên quan đến thu chi thanh toán bằng tiền mặt được ghi ngày vào Sổ quỹ, các nghiệp vụ liên quan đến nhập xuất nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm sẽ được ghi ngay vào Thẻ kho.

Sổ, thẻ chi tiết: Đối với các tài khoản quan trọng, có tính chất chủ yếu, nhiều tiểu khoản, có nhiều nghiệp vụ phát sinh cần phải theo dõi chi tiết. Ngoài việc hạch toán tổng hợp vào các sổ chi tiết, cuối tháng kế toán phải lập bảng tổng hợp các chi tiết để đối chiếu số phát sinh Nợ hoặc Có của tài khoản đã mở sổ chi tiết.

Chứng từ ghi sổ: Được lập ra căn cứ vào các Chứng từ gốc đã được kiểm tra, phân loại, lập bảng tổng hợp và định khoản chính xác có xác minh trách nhiệm của Kế toán trưởng và người lập chứng từ.

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là những giấy tờ rời cókèm các chứng từ gốc nên phải được tập trung lại hàng tháng theo từng tập, được lưu giữ, bảo quản cẩn thận và cần thiết phải dung một quyển sổ để ghi lại các điểm chủ yếu như số chứng từ, ngày lập, số tiền để dễ dàng kiểm tra. Sổ này gọi là Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được ghi theo thứ tự thời gian đã lập chứng từ ghi sổ,

cuối tháng phải tổng cộng để đối chiếu với số phát sinh ở bảng cân đối tài khoản.

Sổ cái: Ở các Chứng từ ghi sổ đã xuất hiện các tài khoản với số phát sinh Nợ, Có của mỗi tài khoản. Các tài khoản này phải được phản ánh riêng biệt và tập hợp lại trong một sổ tổng hợp gọi là Sổ cái.

Bảng cân đối tài khoản: Cuối tháng căn cứ vào số phát sinh ở các tài khoản trong sổ cái ta lập bảng cân đối tài khoản.

Báo cáo kế toán: Cuối quý và cuối năm căn cứ vào số dư các tài khoản ở Bảng cân đối tài khoản đối chiếu với các Bảng tổng hợp các chi tiết tiến hành lập báo cáo kế toán.

Một phần của tài liệu hạch toán vốn bằng tiền tại công ty công trình đô thị đà nẵng (Trang 34 - 37)