Bên cạnh những thành công đạt được trong quá trình

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay 2007 2010 (Trang 27 - 32)

II. THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

5. Bên cạnh những thành công đạt được trong quá trình

hóa thì còn có những hạn chế chưa giải quyết được trong suốt tiến trình cổ phần hóa kể từ những năm 1992 cho tới nay.

5.1. Tốc độ cổ phần hóa chậm chạp:

Theo báo cáo mới nhất của Ban Kinh tế Trung ương, từ năm 2001 đến hết tháng 10-2005, cả nước đã cổ phần hóa được 2.057 doanh nghiệp Nhà nước, nhưng số vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ chiếm 9% toàn bộ vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, một con số rất nhỏ bé. Điều này chứng tỏ tốc độ cổ phần hóa rất chậm mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản thúc đẩy. Đại đa số các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khối lượng cổ phiếu bán ra bên ngoài ít, hiệu quả kinh doanh ít hấp dẫn, chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược và các tập đoàn kinh tế trên thế giới. Một trong những nguyên nhân làm trì trệ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là cơ chế, chính sách về cổ phần hóa như một cái khung áp dụng chung cho mọi doanh nghiệp Nhà nước, không phù hợp cho từng loại hình doanh nghiệp. Dẫn chứng cụ thể là việc cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), một doanh nghiệp đang hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Từ tháng 7/2004, khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Vietcombank cổ phần hóa, đã gần một năm rưỡi trôi qua, doanh nghiệp này vẫn chưa bán được cổ phiếu ra bên ngoài. Đó là do giữa các bộ, ngành liên quan có quá nhiều ý kiến khác nhau về cách thức tiến hành, không ai chịu ai. Và cuối cùng, Chính phủ đã quyết định phương án tái cơ cấu phương hướng đó, Vietcombank đang chuẩn bị phát hành trái phiếu tăng vốn rồi cũng phải qua nhiều cấp phê duyệt. Từ ví dụ trên cho thấy cơ chế xin-cho hay xét duyệt trong tiến trình cổ phần hóa đã làm nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, e ngại, sợ xáo trộn hoạt động kinh doanh nếu chấp nhận đi vào con đường này. Còn một cái sợ khác đối với một số giám đốc doanh nghiệp Nhà nước là do khi cổ phần hóa sẽ

không còn là người quyết định "tối hậu" mọi vấn đề của doanh nghiệp vì phải chịu sự kiểm soát của ban kiểm soát và hội đồng quản trị.

Tại cuộc hội thảo "Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước" do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức đầu tháng 11- 2005 tại Hà Nội, nhiều đại biểu đã tán thành việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa theo nguyên tắc thị trường, tập trung vào những doanh nghiệp có quy mô lớn, cổ phần hóa toàn công ty theo hình thức chủ yếu là phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn thông qua đấu giá trên thị trường chứng khoán. Đây là một biện pháp cần thiết nhưng chắc chắn chưa giải quyết được cái gốc của sự chậm trễ trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Vì hiện nay, chúng ta chưa thực hiện được việc tách chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh ra khỏi các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như khi các bộ, các địa phương còn chi phối trực tiếp và có "quyền lợi" ở các doanh nghiệp thì sẽ không có động lực mạnh mẽ đẩy nhanh tiến bộ cổ phần hóa, nghịch lý hậu cổ phần hóa cần xóa bỏ. Trong gần 1.000 DNNN đã cổ phần hóa (CPH) đang nổi lên một số tồn tại nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự thiếu hệ thống đầy đủ hoặc bất cập về cơ sở pháp lý và cả về nhận thức, tổ chức thực hiện quá trình CPH DNNN.

Đặc biệt, có 3 nghịch lý đáng chú ý.

Từ một chủ Nhà nước vô hình sang quá nhiều chủ

Do ngộ nhận vị thế của cổ đông - sở hữu cổ phần - tức làm chủ doanh nghiệp với vị thế của người lao động trực tiếp chịu sự điều hành theo kỷ luật lao động và cơ chế, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, của lãnh đạo doanh nghiệp, nhiều người lao động - cổ đông trong doanh nghiệp đã có những hành vi dân chủ quá trớn. Để đảm bảo quyền làm chủ của mình, họ - mặc dù thậm chí chỉ chiếm chưa đến 1% cổ phần doanh nghiệp, cũng để mắt và có ý kiến tới mọi chuyện, tranh đấu, chất vấn quyết liệt với các quyết định điều hành của BGĐ.

Đến mức có DNNN ở Hà Nội sau CPH, BGĐ mỗi khi đưa ra quyết định mua sắm, chi tiêu nào quá 100 nghìn đồng cũng đều phải "họp xin ý kiến" từng việc rất căng thẳng, mất nhiều thời gian, hoàn toàn không phù hợp với cơ chế kinh doanh thị trường cần "phản ứng nhanh". Rõ ràng một DNNN sau CPH mà có hàng trăm ông chủ thực sự ngang quyền nhau cũng sẽ không hiệu quả tựa như một DNNN hoạt động theo tinh thần làm chủ tập thể mà Nhà nước là đại diện duy nhất như trước khi CPH. Nhiều DNNN sau CPH đang dần chuyển hóa thành DN tư nhân. Nhiều cổ đông của doanh nghiệp cổ phần hóa đã lặng lẽ bán trực tiếp, chuyển nhượng lại số cổ phần của mình (kể cả số cổ phiếu ưu đãi của các cổ đông sáng lập) hoặc làm trung gian giúp người khác bán, chuyển nhượng cổ phần cho những tư nhân ngoài doanh nghiệp. Việc "thu gom" mua lại cổ phần này đã lớn tới mức thậm chí cho phép một cá nhân bên ngoài doanh nghiệp có thể tích tụ được tới trên 50% tổng giá trị cổ phần danh nghĩa, cho phép họ trở thành chủ nhân đích thực của doanh nghiệp CPH (thông qua chi phối lá phiếu bầu của những cổ đông danh nghĩa đã bán hết cổ phần cho họ). Về thực chất đây là quá trình tư nhân hóa các DNNN CPH, điều mà trái với mục tiêu ban đầu đặt ra khi CPH DNNN theo chủ trương và cách tức hiện hành. Tiếp tục lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước sự lãng phí này thông qua các kênh: hoặc do doanh nghiệp thiếu trách nhiệm bảo quản hay lạm dụng khai thác sử dụng với phần tài sản giữ hộ Nhà nước còn lại trong doanh nghiệp mà chưa xử lý dứt điểm sau khi CPH (kể cả phần nợ doanh nghiệp phải thu hồi); hoặc do Nhà nước "mất không" phần chênh lệch giá trị giữa giá thực (bao gồm giá tính đúng, đủ giá trị quyền sử dụng đất và giá trị vô hình của doanh nghiệp) và giá trị kế toán thấp nhất khi tiến hành CPH DNNN (nhất là khi CPH không thông qua TTCK hoặc chỉ "khoanh vùng" bán cổ phần trong nội bộ DN); hoặc do áp dụng không đúng thực tế.

Việc định giá doanh nghiệp Nhà nước còn chưa chính xác, dẫn tới giá cổ phiếu xác định đem bán lần đầu ra công chúng không thu được thành công và có những cổ phiếu bị coi là rẻ so với giá trị thực của chúng làm thiệt hại cho doanh nghiệp; còn đối với một số doanh nghiệp định giá cao hơn thì gây ra hiện tượng không bán được cổ phiếu và thu được vốn hấp dẫn nhà đầu tư. Trong quá trình cổ phần hóa DNNN, việc xác định đúng giá trị doanh nghiệp được coi là khâu then chốt, là cơ sở để xác định qui mô và cơ cấu vốn điều lệ khi chuyển sang công ty cổ phần. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp phải theo hướng gắn với thị trường, được người mua, người bán chấp nhận. Tuy vậy, việc thực hiện xác định giá trị của doanh nghiệp trong thời gian qua chưa làm tốt được điều đó. Quy định về cơ quan xác định giá trị Doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ, thay đổi nhiều lần, còn nhiều kẽ hở, dễ phát sinh tiêu cực trong quá trình cổ phần hóa, chưa tạo được niềm tin trong cán bộ, nhân viên và nhân dân. Tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp thông qua hội đồng định giá như hiện nay còn thiếu khách quan, thiếu tính thị trường. Phần lớn các thành viên trong hội đồng định giá theo quy định đều là công chức Nhà nước, là hoạt động kiêm nhiệm nên khó có thể dành đủ thời gian cũng như tâm trí cho công việc này. Hơn nữa, họ không phải là các chuyên gia về kỹ thuật để xác định giá trị còn lại của tài sản, hoặc chuyên gia về giá để xác định giá thực tế trên thị trường của tài sản trong khi việc định giá trị doanh nghiệp là vấn đề phức tạp. Theo những quy định hiện hành, hai cơ chế định giá đang được áp dụng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa đó là: thành lập "hội đồng định giá" hoặc "thuê công ty tư vấn định giá độc lập". Cơ chế hội đồng định giá, thành viên hội đồng là cán bộ đại diện của nhiều cơ quan Bộ, Ban, Ngành.. Ý kiến đánh giá thường không có sự thống nhất, đôi khi nghiêng về mục tiêu quản lý riêng của từng ngành. Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Văn phòng chính phủ khẳng định: "Định giá doanh nghiệp là một công việc rất khó, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn sâu, có kinh nghiệm… thế nhưng, những thành viên hội đồng định giá theo quy định hiện hành đều là

công chức Nhà nước không có chuyên môn sâu nên không thể xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp một cách sát thực tế, hiệu quả được". Cơ chế hội đồng định giá đang áp thường không phản ánh đúng giá trị đích thực của doanh nghiệp.

5.3. Quản lý doanh nghiệp và chính sách lao động

Vấn đề về quản lý doanh nghiệp và chính sách lao động của doanh nghiệp chưa có văn bản pháp lý quy định riêng cho vấn đề này

Khi các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, Nhà nước chủ trương người lao động được mua cổ phần ưu đãi. Nhưng lãnh đạo các doanh nghiệp cổ phần hóa ngày càng có nhiều "chiêu" thúc đẩy người lao động từ bỏ quyền mua CP của mình để họ sử dụng số CP nào vào mục đích riêng. "Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) là trường hợp gây xôn xao dư luận nhiều nhất liên quan đến việc ban giám đốc công ty "tự xử" số CP mà người lao động từ chối mua"8. Bản thân người lao động luôn bị thiệt thòi trong quá trình doanh nghiệp tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp, vì bản thân họ là người không nắm rõ hiểu biết về quyền lợi của họ khi doanh nghiệp cổ phần hóa, đó cũng là lợi thế mà chủ doanh nghiệp từ đó kiếm lợi cho chính mình. Sau quá trình cổ phần hóa thì việc thu xếp cho công nhân viên chức ổn định công việc chưa đảm bảo, vì sau mỗi quá trình cổ phần hóa thường có sự suy giảm biên chế trong doanh nghiệp. Người lao động trong nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng mua thêm cổ phần ngoài số cổ phần mua cổ phần lại bán cổ phần ngay sau khi mua. Việc thu hút cổ đông ngoài doanh nghiệp mới đạt 15,4% vốn điều lệ, các cổ đông chiến lược vì thế cũng không có nhiều cơ hội để trở thành những người chủ có vai trò nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa "khép kín" trong nội bộ, có tới 38% số doanh nghiệp không có cổ phần bán ra ngoài. Việc cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước chưa thực hiện triệt để theo đúng tinh thần Nghị quyết trung ương 3, chương trình hành động của Chính phủ và chỉ đạo

của Thủ tướng chính phủ ở nhiều bộ ngành địa phương nhiều doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa trong các năm 2003 - 2004 nhưng chưa được tiến hành lộ trình cổ phần hóa. Tỷ trọng doanh nghiệp Nhà nước có vốn dưới 5 tỷ đồng vẫn còn rất cao (gần 40%). Tài chính doanh nghiệp còn nhiều tồn tại và lao động dôi dư vẫn đang tiếp tục là trở ngại không nhỏ đối với việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước. Cơ chế quản lý doanh nghiệp còn gặp khó khăn, theo phong cách quản lý cũ, chưa bắt nhịp cùng thời đại theo cơ chế thị trường, phương thức còn mong chờ ở chế độ cấp phát không có tính chủ động trong quản lý của chính những người đứng đầu doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay 2007 2010 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w