DNSX túi thêu thủ công Tuấn Nga.
3.1 Ưu điểm.
Do tính chất của vật tư sẵn có, danh mục vật tư cũng không nhiều, các nguồn hàng dễ kiếm nên công tác hậu cần vật tư ở doanh ngiệp sản xuất túi thêu thủ công Tuấn Nga được thực hiện tốt.
Đảm bảo đầy đủ, đồng bộ kịp thời mọi nhu cầu vật tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình, không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng và nâng cao hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.
Đã tạo ra được hệ thống nguồn hàng phong phú, có chất lượng cao giá rẻ, nó góp phần ổn định sản xuất và hạ giá thành sản phẩm đã tạo ra được hệ thống dự trữ vật tư đủ mạnh, kịp thời đảm bảo nhu cầu vật tư cho doanh nghiệp trong mọi điều kiện.
3.2 Nhược điểm và nguyên nhân.
Mặc dù có nhiều lợi thế về nguồn hàng, song do công tác tổ chức bộ máy thực hiện công tác bảo đảm vật tư ở doanh nghiệp còn có nhiều tồn tại như chưa phân định nhiệm vụ rõ ràng giữa các bộ phận, chưa tổ chức lao động hợp lý, thiếu các cán bộ chuyên môn.
Trong công tác tạo nguồn vật tư cũng còn nhiều thiếu sót: chưa khai thác triệt để các nguồn đã tạo được, chưa quan tâm tới các nguồn tự sản xuất, nguồn vật tư do tiết kiệm, chưa hình thành được đội ngũ cộng tác viên trong việc tìm nguồn hàng và trong kế hoạch tạo nguồn chưa xác định được khả năng đáp ứng của các nguồn hàng đó.
Trong công tác thu mua, vận chuyển, chưa sử dụng linh hoạt các hình thức thu mua, chưa quan tâm đúng mức tới việc, giảm chi phí thu mua nhất là chi phí vận chuyển.
Trong công tác cấp phát vật tư còn chưa xác định được hạn mức cấp phát, chưa kiểm tra được việc sử dụng vật ở các bộ phận.
4. Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo vật tư cho DNSX túi thêu thủ công Tuấn Nga.
4.1 Tăng cường xác định nhu cầu vật tư một cách chính xác.
Việc xác định nhu cầu vật tư chính xác là điều kiện đầu tiên để các công tác tổ chức đảm bảo vật tư sau có thể diễn ra. Vì nếu xác định vật tư mà sai ngay từ ban đầu về quy cách, chủng loại, số lượng, chất lượng sản phẩm thì các công tác sau chỉ diễn ra vô ích mà thồi. Ngoài ra, nó còn khiến tăng chi phí, lỡ mất cơ hội kinh doanh.
Việc xác định nhu cầu phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch kinh doanh, hợp đồng sản xuất với đối tác. Khi đã biết kế hoạch kinh doanh cụ thể, từ đó phải
tích cực nghiên cứu thị trường các loại vật tư. Đặc biệt đối với những loại vật tư thường biến động và những nguồn khan hiếm, khó đảm bảo.
Việc xác định nhu cầu vật tư chính xác không những giúp doanh nghiệp tìm được các nguồn hợp lý mà còn giúp công tác mua sắm vật tư diễn ra dễ dàng hơn.
4.2 Chủ động khai thác tạo nguồn vật tư kịp thời và đều đặn cho sản xuất.
Điều kiện quan trọng để đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp hoàn thành tốt và nhịp nhàng là phải đảm bảo cho nó những loại vật tư cần thiết 1 cách kịp thời và đều đặn trong cả 1 thời gian dài. Nếu doanh nghiệp cần nhận 1 loại vật tư nào đó vào đầu tháng mà nhận nó muộn hơn so với dự kiến mà lại không có dự trữ hoặc vật tư cho sản xuất không liên tục thì sản xuất sẽ bị ngưng trệ, có thể giao hàng chậm hợp đồng làm mất uy tín của doanh nghiệp mình.
4.2.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch vật tư về mặt kịp thời.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hậu cần vật tư về mặt kịp thời. Đối với loại vật tư A, nhu cầu trong tháng là 150T, tiêu dùng trong 1 đêm là 5T. Nhìn trên bảng ta thấy, tồn kho đầu tháng 4 là 60T, có thể tiêu dùng trong 12 ngày nhưng vì đến ngày 15/4 mới nhập vật tư nên 2 ngày 13/4 và 14/4 không có vật tư để dùng.Cũng tình hình trên nhập vật tư lần thứ hai vào ngày 29/4 mà ngày 22/4 đã dùng hết vật tư nên từ ngày 23/4 đến 28/4 không có vật tư để dùng. Nhu cầu vật tư hiện có là 210 tấn nhiều hơn nhu cầu trong tháng là 60T. Tuy hoàn thành về số lượng nhưng việc tiến hành sản xuất vẫn bị gián đoạn.
4.2.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch vật tư về mặt đều đặn.
Ta dùng 3 phương pháp sâu đây để phân tích tình hình đảm bảo vật tư về mặt đều đặn.
* Phương pháp 1: Sự chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch chứng tỏ kế hoạch mua sắm không đều đặn.
Nguồn vật tư Tồn đầu tháng Nhập lần 1 Nhập lần 2 Tổng số Ngày nhập 1-4 12-4 29-4 Số lượng (T) 60 40 110 210
Bảo đảm nhu cầu trong tháng Tính bằng ngày T 12 (1/4 - 12/4 ) 8 (15/4 - 22/4) 2 (29/4 – 30/4) 60 40 10 22 11 0 Còn lại không dùng trong tháng (T) 100 100
* Phương pháp 2: Tính toán sự chênh lệch giữa thực tế mua với kế hoạch trong từng giai đoạn của thời kỳ báo cáo. Theo đại lượng và dấu chênh lệch ta có thể đánh giá được mức độ không đều đạn trong việc thực hiện kế hoạch mua sắm.
* Phương pháp 3: Tính hệ số không đều đặn.
K = √∑{(F - Fkh).Q/∑Q}100%
Trong đó: F - Số % thực hiện kế hoạch mua của từng giai đoạn trong kỳ báo cáo.
Fkh - 100%.
Q - Số lượng cần mua theo kế hoạch trong từng giai đoạn của kỳ báo cáo. 4.3 Đảm bảo cung ứng đồng bộ vật tư cho sản xuất.
Để sản xuất ra một loại sản phẩm cần nhiều loại vật tư khác nhau theo một tỉ lệ nhất định, hơn nữa loại vật tư này không thể thay thế cho loại vật tư khác. Ta nói vật tư được tiêu dùng đồng bộ khi xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư phải đảm bảo tính đồng bộ của nó, trong quá trình thực hiện kế hoạch nếu có loại vật nào đó không đảm bảo yêu cầu thì các vật tư khác hoặc không thể sử dụng được hoặc là sử dụng một phần tương xứng với tỉ lệ loại vật tư nhập không đảm bảo yêu cầu với tỉ lệ thấp nhất. Để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hậu cần vật tư về mặt đồng bộ ta dùng bảng phân tích sau đây.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hậu cần vật tư về mặt đồng bộ
Tên vật tư Đơn vị t ính Kế hoạch nhập Thực nhập (mua) Hoàn thành kế hoạch về số lượng % Số sử dụng được % Số lượng A kg 300 270 90 80 240 B Kg 120 144 120 80 96 C Kg 50 40 80 80 40 Tổng số 470 454 96,5 376
Qua bảng trên ta thấy số lượng vật tư nhập vào so với kế hoạch đạt 96,5% trong đó loại vật liệu B vượt kế hoạch là 20% số lượng vật tư sử dụng được trong bảng này không đạt được bằng so với số lượng vật tư nhập vào. Như vậy có nghĩa là một số loại vật tư nhập về mà không sử dụng được theo yêu cầu đề ra mà số lượng vật tư sử dụng được chỉ đạt 80% so với kế hoạch. Nguyên nhân của tình trạng trên là nhập vật tư vào công ty không đảm bảo được tính đồng bộ.
4.4 Tăng cường quản lý sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư.
Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư là biện pháp cũng rất quan trọng. Thực hiện tốt việc này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, muốn làm tốt công
tác này phải tổ chức quản lý chặt chẽ cả trong công tác đảm bảo vật tư và các hoạt động khác của doanh nghiệp, tổ chức, đào tạo đội ngũ cung ứng vật tư chuyên nghiệp.
Đặc biệt, khâu bảo quản phải được quan tâm đúng mức vì khâu này có ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm sản xuất ra. Việc bảo quản không được tổ chức đúng đắn và quan tâm đúng mức không những gây hao hụt, hư hỏng vật tư mà còn có thể gây ảnh hưởng đến tiến trình của sản xuất và chât lượng sản phẩm. Ngoài ra, phải giám sát thật chặt quá trình sử dụng vật tư của nhân viên để họ có ý thức tự giác tiết kiệm cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Đảm bảo vật tư cho quá trình sản xuất là một hoạt động cần thiết cho quá trình sản xuất là một hoạt động cần thiết không thể thiếu được với việc ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào nói chung cũng như đối với công ty Khoá Minh Khai nói riêng.
Việc thường xuyên phân tích, đánh giá quá trình thực hiện hoạt động này là việc rất cần thiết để tìm ra những điểm mạnh để phát huy và khắc phục những hạn chế.
Sự kết hợp chọn lọc và chủ động kinh doanh giữa lý luận chung thực tiễn sản xuất kinh doanh là tiền đề cho quá trình tổ chức công tác thương mại đầu vào đạt hiệu quả cao.
Do luôn quan tâm đến công tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp và cố gắng hết sức thực hiện tốt nhiệm vụ đó nên doanh nghiệp đã đạt được những bước tiến đáng kể. Từ một gia đình làm nghề, phát triển trở thành doanh nghiệp và có được lợi nhuận cao, đó là nhờ sự đóng góp rất lớn của công tác đảm bảo vật tư. Hiện nay, doanh nghiệp sản xuất túi thêu thủ công Tuấn Nga đã tạo được công ăn việc làm cho rất nhiều người trong những lúc nông nhàn, giúp họ kiếm thêm nguồn thu nhập. Doanh nghiệp đã góp phần nhỏ của mình với sự phát triển chung của đất nước, luôn tuân thủ các chính sách, đường lối và pháp luật, đóng thuế đầy đủ.
Trong thời gian qua do một số nguyên nhân chủ quan nên việc tìm hiểu thực tế còn có một số hạn chế. Song, nhờ sự giúp đỡ hướng dẫn của cô giáo đã giúp em hoàn thành đề án môn học Kinh Tế Thương Mại.