Chương II: Giải pháp cho doanh nghiệp giấy Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO
4.3.4 Tiềm năng phát triển của CNTT và TĐH trong ngành Giấ
Tổng số vốn đầu tư cho ngành Giấy từ nay đến năm 2010 là 10.477 tỷ đồng, do đó sẽ có thêm nhiều dây chuyền sản xuất giấy mới lần lượt đi vào hoạt động. Đây là cơ hội tốt để ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa vào quá trình sản xuất trong các đơn vị của Tổng công ty. Nếu như trước đây, việc tiến hành ứng dụng CNTT và TĐH mới chỉ tiến hành ở một vài nhà máy lớn, thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, thì từ nay trở đi, theo yêu cầu phát triển chung, đa số các dây chuyền mới trang bị đều có khả năng ứng dụng tốt CNTT và TĐH vào trong sản xuất.
Từ thực tế này cũng cho thấy, đây có thể là một mắt xích gắn các ngành CNTT và TĐH trong nước với hoạt động sản xuất của ngành Giấy. Với trình độ hiện nay, ngành CNTT và TĐH trong nước có thể đáp ứng được một phần nhu cầu về các hệ thống thiết bị chuyên dùng cho ngành Giấy. Điển hình là công trình nồi nấu bột đứng 140 m3 theo phương pháp Sunfat gián đoạn ở Công ty Giấy Đồng Nai. Hệ thống giám sát và điều khiển từng phần DCS đều do các kỹ sư và chuyên gia Việt Nam thực hiện. Chỉ có phần cứng và các thiết bị tích hợp mà trong nước chưa sản xuất được mới phải nhập ngoại. Riêng phần mềm điều khiển được thực hiện hoàn toàn bởi nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Cơ khí Bộ Công nghiệp với giá thành chỉ bằng 70% sản phẩm nhập ngoại. Điều đó cho thấy chúng ta có thể tự làm chủ được CNTT áp dụng vào ngành Giấy, thay vì phải lệ thuộc vào các hãng nước ngoài như truớc ki
Công nghệ thông tin mở ra cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật và trao đổi thông tin nhanh nhất giữa ngành Giấy Việt Nam với ngành công nghiệp giấy thế giới. Nhờ có CNTT mà rất nhiều tài liệu kỹ thuật công nghệ đã được chuyển tải cho người sử dụng qua các giải pháp truyền thông đa phương
tiện, đĩa CD - ROM dưới dạng văn bản, hình ảnh hay âm thanh. Chẳng hạn các bộ đĩa CD ROM "How Paper is Made" của TAPPI hoặc "Papermaking Science and Technology" của ANDRIZ AHLSTROM là những tài liệu bằng văn bản, hình ảnh và âm thanh rất hữu ích trong việc truyền tải thông tin cho người sử dụng. Tuy nhiên, các tài liệu này do nước ngoài biên soạn nên đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ tiếng Anh nhất định. Sẽ tiện hơn rất nhiều cho những người học tập, nghiên cứu, công tác trong ngành Giấy, nếu chúng ta có những chương trình tương tự được viết bằng tiếng Việt. Đối với tờ Tạp chí Công nghiệp Giấy, hiện nay cũng có thể nâng cấp thành một trang tin điện tử phong phú hơn về nội dung, đẹp hơn về hình thức, phục vụ đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.
Cơ sở hạ tầng CNTT tại Việt Nam cũng đang có những bước chuyển biến tích cực. Tốc độ đường truyền và chất lượng dịch vụ Internet không ngừng được cải thiện với việc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam mới đưa thêm cổng 128 bit vào hoạt động[VTC1] . Công nghệ Internet băng thông rộng, dịch vụ Internet tốc độ cao sử dụng công nghệ kỹ thuật số không đối xứng ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) đã được đưa vào áp dụng thử từ cuối năm 2002[VTC2] . Các loại hình dịch vụ truyền thông điện tử khác như phương thức kết nối không dây WAP (Wireless Application Protocol), ISDN, mạng chuyển khung (Frame Relay) … và các cam kết giảm giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông càng tạo thêm điều kiện ứng dụng CNTT, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và giảm chi phí hành chính tại doanh nghiệp.
Tóm lại, vai trò thực tế của CNTT và TĐH rất quan trọng trong việc đối với ngành công nghiệp Giấy Việt Nam. Công nghệ thông tin là cơ sở tốt để phát triển ngành giấy trong nước theo chiều sâu, tạo điều kiện để phát triển sản xuất, trao đổi thông tin, tài liệu khoa học kỹ thuật, nghiên cứu và đào tạo cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ. Ngay từ bây giờ, cần đưa CNTT
vào chiến lược phát triển dài hạn của Tổng công ty. Đó là phải hoàn thiện các cơ sở dữ liệu thông tin, thống nhất về mặt nguyên tắc các cơ sở dữ liệu và các ứng dụng CNTT đối với tất cả các đơn vị thành viên. Thiết lập hệ thống mạng và xây dựng các giải pháp tích hợp, thuê đường truyền Internet riêng, trang bị thêm các phương tiện máy móc thiết bị CNTT. Có kế hoạch đào tạo về CNTT cho đội ngũ cán bộ hiện nay, đồng thời bổ sung mới cán bộ chuyên về CNTT.
Ngành Giấy đang trong thời kỳ rất khó khăn. Có nhiều việc cần phải làm để đưa ngành Giấy vững bước và ổn định trong thời kỳ hội nhập, song chúng ta lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong bối cảnh đó CNTT có khả năng mang lại những khả năng ứng dụng hiệu quả, những lợi ích to lớn cho ngành Giấy mà không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như tiền vốn, cơ sở hạ tầng, chế độ pháp lý…. Điều đó cho phép chúng ta ứng dụng CNTT để hỗ trợ công tác quản lý, nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức mạnh cạnh tranh, vững bước trong lộ trình hội nhập khu vực và thế giới./
Kết luận
Như vậy, trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO tổ chức thương mại thế giới thì chúng ta đã thấy được những khó khăn cũng như thuận lợi của ngành giấy Việt Nam.Trong quá trình hội nhặp WTO,đứng trước một thị trường rộng lớn và nhiều phức tạp như thị trường của các nước trực thuộc thành viên của WTO thì ngành giấy trong nền kinh tế đã phải trải qua nhiều thay đổi nhằm cải thiện bộ máy tổ chức,cũng như nhiều mặt,lĩnh vực khác để sao cho phù hợp với những chỉ tiêu và yêu cầu mà quá trình hội nhập đề ra từ những khó khăn mà đã phát hiện ra và dựa trên những thuận lợi do quá trình hội nhập mang lại.Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới mà vẫn giữ
nguyên con đường hội nhập kinh tế mà đảng đã xác định thì chúng ta phải đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đang gặp khó khăn của các doanh ngiệp giấy Việt Nam.Vậy chúng ta phải cần có những biện pháp hiệu quả để đưa ngành giấy phát triển bền vững và có vị thế trên thị trường thế giới.