Một số giải pháp đối với nguồn chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu tài chính công và quản lí tài chính công (Trang 37 - 40)

2.1./ Giải pháp cho chi đầu tư phát triển.

- Những năm trước mắt, ngân sách nhà nước cần phải tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khắc phục tình trạng lạc hậu yếu kém về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.

- Với các khu vực doanh nghiệp nhà nước thì ngân sách nhà nước phải tiếp tục hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả để giữ được vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước. Đồng thời xúc tiến mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể hàng năm từ 10-15% tổng mức chi đầu tư của ngân sách nhà nước cho một số ngành mũi nhọn có vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế.

- Nhà nước khuyến khích các hình thức tín dụng nhà nước theo phương châm lấy tín dụng nuôi tín dụng để tạo thành vốn lớn hơn cho đầu tư. Nguồn vốn đầu tư tập trung của nhà nước qua ngân sách phải được bố trí có trọng tâm, trọng điểm, quản lý chặt chẽ phù hợp với khả năng về nguồn vốn, bảo đảm sử dụng có hiệu quả.

- Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nhà nước trong những ngành, khu vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống tài chính ngân hàng bảo hiểm…

- Rà soát đánh giá lại hiệu quả kinh tế xã hội của các chương trình mục tiêu quốc gia, kiên quyết cắt giảm các chương trình không có hiệu quả.

2.1./ Giải pháp cho chi thường xuyên và chi khác.

- Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước rất đa dạng và quy mô rộng, vì vậy cần phải thực hiện đúng nguyên tắc:

+ Mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến cho năm kế hoạch phải được xác định trong dự toán kinh phí và phải được xet duyệt của các cơ quan quyền lực từ thấp đến cao. Các ngành các cấp, các đơn vị phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ tiêu.

+ Dự toán chi cho các khoản các mục phải được hạch toán theo đúng mục lục ngân sách nhà nước đã quy định.

+ Định kỳ theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định các ngành các cấp, các đơn vị khi phân tích đánh gía kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu so sánh.

+ Nguồn lực cho chi thường xuyên là có giới hạn vì vậy khi chi thường xuyên cần phải nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc tiết kiệm, đây là nguyên tắc hàng đầu trong quản lý tài chính.

- Khi chi thường xuyên cũng như chi khác cũng vậy cần phải xây dựng định mức chi, và dựa vào đó để chi cho có hiệu quả chánh lãng phí nguồn lực. Xây dựng định mức chi phải xác định dõ phương pháp và định mức chi tổng hợp, lập kế hoạch chi theo đúng trình tự…

3./ Một số giải pháp đối với hệ thống công cụ quản lý tài chính công.

+ Hệ thống pháp luật. Nó bao gồm các văn bản pháp luật liên quan đến tài chính công. Nó quy định các điều kiện chuẩn mực pháp lý cho hoạt động tài chính công. Hệ thống pháp luật cần được đổi mới thường xuyên cho phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế xã hội đất nước trong từng giai đoạn. + Công tác kế hoạch hoá. Công cụ kế hoạch hoá có vị trí quan trọng đặc biệt trong quản lý tài chính công. Vì vậy cần phải xác định đúng và cụ thể từng công việc của kế hoạch hoá, xây dựng công tác kế hoạch hoá trong từng giai đoạn cụ thể của đất nước và phải hợp với quy luật cũng như quy định và thông lệ trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

+ Hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kích thích việc khai thác nguồn thu đồng thời bảo đảm chi được thực hiện một cách tiết kiệm.

+ Hệ thống thanh tra, kiểm tra, kế toán, kiểm toán. Hệ thống này cho phếp chủ động ngăn ngừa tiêu cực …

+ Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý tài chính công. Tổ chức và con người bao giờ cũng là công cụ quan trọng trong quản lý. Hệ thống mà chặt chẽ gọn gàng sẽ cho phép phối hợp nhip nhàng trong quản lý, năng lực cán bộ là yếu tố quyết định trong quản lý nói chung cũng như trong quản lý tài chính công.

KẾT LUẬN

Như vậy qua phân tích ở trên cho thấy vấn đề tài chính công gắn liền với hoạt động của nhà nước. Nó vừa là nguồn lực để nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình , vừa là công cụ để thực hiện các dịch vụ công, chi phối , điều chỉnh các mặt hoạt động khác của đất nước. Trong tiến trình đổi mới, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia, Đảng và nhà nước ta coi đổi mới quản lý tài chính công là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu. Nhận thức một cách đầy đủ, có hệ thống về tài chính công là đòi hỏi bức thiết trong công tác nghiên cứu, học tập cũng như hoạt động thực tiễn cho cán bộ ở mọi nghành, mọi cấp, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, là những người làm chủ đất nước trong tương lai cần phải hiểu một cách cụ thể về vấn đề tài chính công, cũng như quản lý tài chính công. Hơn nữa với sinh viên kinh tế mà chuyên ngành Quản lý kinh tế thì lại càng phải coi trọng vần đề này hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nxb Lao động Xã hội – 2003. Quản lý tài chính công – Trần Đình Tỵ. 2. Nxb Chính trị Quốc gia – 2000-2001. Văn bản pháp lý quản lý tài chính

trong các cơ quan hành chính sự nghiệp.

3. Nxb Chính trị Quốc gia – 1996. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.

4. Nxb Trẻ – 2003. Những thách thức của quản lý trong thế kỉ XXI. 5. Joseph E.Stiglits. “Kinh tế cộng đồng” – 1995.

6. G.Jege. “Tài chính công” – 1995.

7. HTTP:// Thứ tư ngày 27/7/2006 –Tầm nhìn. Quản lý tài chính cấp trung ương.

8. HTTP:// Thứ tư ngày 27/7/2006 –Tầm nhìn.Quản lý tiền mặt. 9. Tạp chí cộng sản 3/2004.

10. Tạp chí cộng sản 12/2005.

Một phần của tài liệu tài chính công và quản lí tài chính công (Trang 37 - 40)