Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tập thể và nhà nước

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị đa văn hóa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể theo học thuyết hofstede (Trang 30 - 32)

III. SO SÁNH CHỦ NGHĨA TẬP THỂ VÀ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

7.Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tập thể và nhà nước

Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa tập thể

Chủ nghĩa cá nhân phát triển cao tạo nên một sức mạnh dẫn đến giảm thiểu vai trò của nhà nước

Ủng hộ nền kinh tế do nhà nước quản lý

Ở các nước phương Tây, từ những năm 1990, chủ nghĩa cá nhân phát triển cao tạo nên một sức mạnh dẫn đến giảm thiểu vai trò của nhà nước, hoặc bãi bỏ chính sách, trong các hoạt động chi tiêu, đầu tư công; kể cả những lĩnh vực nhà nước vẫn độc quyền như cung cấp năng lượng và giao thông công cộng cũng đã phải tư nhân hóa, vì những lý do hệ tư tưởng hơn là lý do thực dụng.

Chính nước Anh, nơi có chủ nghĩa cá nhân phát triển, là quê hương của mô hình công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn. Đây là loại hình công ty hoạt động theo nguyên lý của tinh thần cá nhân, do những cổ đông khác nhau đồng sở hữu; họ kinh doanh phần vốn của mình qua sàn chứng khoán. Tinh thần cá nhân nhiều khi đe dọa hoạt động của nó nên lại nảy sinh một nghịch lý là thị trường tự do cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.

Loại hình xã hội theo chủ nghĩa tập thể thường ủng hộ nền kinh tế do nhà nước quản lý. Ở Trung Quốc, ngay cả khi tự do hóa kinh tế, có những công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn thì chúng vẫn phục vụ lợi ích tập thể. Quân đội, cảnh sát có những công ty, xí nghiệp riêng. Theo Geert Hofstede, các nhà chính trị học đã triển khai nghiên cứu trên nhiều nước về mối quan hệ giữa tự do báo chí với chủ nghĩa cá nhân, dân chủ và phồn vinh kinh tế.

Quan niệm về quyền con người trong các xã hội tập thể và xã hội cá nhân cũng khác nhau. “Quyền có đời sống riêng tư cá nhân là đề tài trung tâm của nhiều xã hội theo chủ nghĩa cá nhân nhưng không được đồng tình trong các xã hội theo chủ nghĩa tập thể, vì ở đây chuyện nội nhóm can thiệp vào đời tư của cá nhân bất kỳ khi nào lại được coi là bình thường và đúng đắn”

Phần mềm tinh thần đã được lập trình chi phối đến lĩnh vực quyền và pháp luật. Sống trong xã hội theo chủ nghĩa tập thể, từ gia đình, con người đã quen với trật tự hàng dọc trên dưới, phụ tử, trưởng ấu, huynh đệ, phu phụ.. Con người quen với tính chất không bình đẳng của luật pháp và quyền. Quá trình thay đổi để tiến đến nhận thức về sự bình đẳng của tất cả mọi người không phân biệt trước pháp luật và quyền sẽ diễn ra khó khăn và chậm chạp. Thực tế chứng minh việc can thiệp từ bên ngoài bằng tiền, bằng tuyên truyền, thậm chí bằng vũ lực để thay đổi xã hội tập thể chủ nghĩa có tác dụng hết sức hạn chế.

BẢNG : Sự khác biệt chính giữa các xã hội tập thể và cá nhân: Nhà nước

Chủ nghĩa tập thể Chủ nghĩa cá nhân

Nhà nước có vai trò chi phối trong hệ thống kinh tế.

Nhà nước có vai trò hạn chế trong hệ thống kinh tế.

GNI bình quân đầu người thấp GNI bình quân đầu người cao Các công ty thuộc sở hữu của gia đình

hoặc tập thể.

Công ty cổ phần được sở hữu bởi các nhà đầu tư cá nhân.

Luật pháp và quyền khác nhau theo nhóm.

Luật pháp và quyền được cho là giống nhau cho tất cả.

Đánh giá nhân quyền thấp hơn Đánh giá nhân quyền cao hơn Các tư tưởng về sự bình đẳng chiếm ưu

thế hơn các hệ tư tưởng tự do cá nhân.

Các tư tưởng về tự do cá nhân chiếm ưu thế hơn các hệ tư tưởng bình đẳng Các lý thuyết kinh tế nhập khẩu không Các lý thuyết kinh tế bản địa dựa trên việc

thể đối phó với lợi ích tập thể và đặc

thù. theo đuổi lợi ích cá nhân.

Hòa hợp và đồng thuận trong xã hội là mục tiêu cuối cùng.

Tự thực hiện bởi mỗi cá nhân là một mục tiêu cuối cùng.

Yêu nước là lý tưởng. Tự chủ là lý tưởng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị đa văn hóa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể theo học thuyết hofstede (Trang 30 - 32)