D, Chính sách tạo việc làm
E, Chính sách xuất khẩu lao động
2.4 Biện pháp xử lí mất cân đối cung cầu lao động
Một là: Mở rộng cầu lao động, giải quyết dần mất cân đối cung – cầu về lao động bằng
các gải pháp phát triển kinh tế, khuyến khích đầu tư thông qua việc quy hoạch phát triển kinh tế, nâng cao và giữ vững vị trí về chỉ số năng lực cạnh tranh, có chính sách khuyến khích về các điều kiện cho doanh nghiệp có kỹ thuật, công nghệ cao và các ngành kinh tế mũi nhọn; mở rộng và nâng cao chất lượng vườn ươm doanh nghiệp… tạo ra một thị trường cầu lao động phong phú, tạo nhiều chỗ làm việc mới.
Hai là: Phát triển thông tin thị trường lao động hoàn thiện hơn, trong đó chú trọng:
Thu thập hệ thống dữ liệu cung – cầu lao động tương đối đầy đủ và có hệ thống. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển thông tin thị trường lao động giai đoạn 2016 – 2020; có những giải pháp thu thập thông tin cung lao động từ các địa phương (từ tổ dân phố tổng hợp lên toàn thành phố) cung cấp dữ liệu đầy đủ về các thông số về cung lao động, địa chỉ từng lao động đang lao động, có nhu cầu tham gia lao động và nguồn cung cấp sức lao động mới. Thu thập thông
tin cầu lao động từ các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động.
Xử lý, phân tích, tổng hợp, truyền tải, cung cấp và báo cáo thông tin thị trường lao động. Trên cơ sở dữ liệu xử lý một cách khoa học, hiệu quả làm cơ sở để thực hiện dự báo.
Hình thành một bộ phận dự báo có nghiệp vụ tốt tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Đà Nẵng với nhiệm vụ chuyên dự báo ngắnhạn và trung hạn về thị trường lao động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo.
Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động thông tin thị trường lao động ở địa phương, cơ sở. Xây dựng hệ thống tổ chức và quy trình thu thập xử lý thông tin hiệu quả.
Ba là: Xác định mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn cung lao động phù hợp với
nhu cầu của xã hội:
Hoàn thiện và luôn điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề nghiệp
Tổ chức đào tạo cho các đối tượng ưu tiên và khuyến khích đào tạo cho lực lượng lao động ở các lĩnh vực có cầu lao động cao và dự kiến sẽ phát triển theo định hướng của nền kinh tế.
Thông qua hệ thống dịch vụ việc làm tư vấn nghề nghiệp cho lao động xác định mục tiêu nâng cao chất lượng sức lao động, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường sức lao động để có chất lượng và hiệu quả, tăng thu nhập và tái sản xuất sức lao động.
Tích cực thực hiện phân luồng đào tạo cho phù hợp với kết quả dự báo về cầu lao động.
Bốn là: Quy hoạch mạng lưới dịch vụ việc làm, xây dựng hệ thống dịch vụ việc làm có
hiệu quả, đáp ứng được công tác thu thập xử lý thông tin, kết nối cung cầu, tư vấn và dự báo thông tin thị trường lao động. Mở rộng và nâng cao hiệu quả sàn giao dịch việc làm định kỳ, tiến tới tổ chức giao dịch hằng tuần. Giải quyết tốt bảo hiểm thất nghiệp, chú trọng tiêu chí đào tạo lại và đưa lao động trở lại thị trường lao động nhanh và kết nối những người được đào tạo xong gia nhập thị trường lao động.
Năm là: Điều tra, nắm bắt thông tin thị trường lao động trong khu vực kinh tế phi chính
phụ trợ cho khu vực kinh tế chính thức phát triển bền vững. Có chính sách chống cạnh tranh không lành mạnh. Khi người lao động vào làm việc cho một đơn vị (nhất là việc làm có kỹ thuật cao) được đào tạo đầy đủ, năng suất lao động tốt bị một đơn vị khác nâng cao giá thuê để thu hút người lao động đó; vì thế có chế tài quy định chặc chẽ, trừ trường hợp lý do chính đáng về hợp lý hóa gia đình nhưng 2 đơn vị đó phải cách xa với độ xa nhất định không thể đi làm việc hằng ngày được.
KẾT LUẬN
Chưa có lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước ta như hiện nay. Đất nước ta đang dần bước vào một kỉ nguyên mới – kỷ nguyên của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền công nghiệp 4.0, đây là lúc chúng ta đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức, là lúc để thể hiện bản lĩnh vượt trội. Vì vậy, Đảng ta đã xác định “ Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất, coi việc nâng cao dân trí, bồi dượng và phát huy nguồn lực to lớn của người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi trong giai đoạn này. Qua đó, Nhà nước ta đã và đang có những biện pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để lao động Việt Nam trở thành yếu tố chủ đạo trong việc phát triển kinh tế - xã hội.