Một là, tư vấn, giới thiệu việc làm: Người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm
và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí tại Trung tâm dịch vụ việc làm tại các địa phương.
Hai là, cho lao động di cư vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm. (Mục 1
Chương II Luật Việc làm , Nghị định số 61/2015/NĐ-CP , Thông tư số 45/2015/TT- BLĐTBXH , Thông tư số 24/2017/TT-BLĐTBXH ): Người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cư trú hợp pháp tại địa phương có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động thì được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm. Mức vay tối da 50 triệu đồng/người lao động.
Ba là, thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ người lao động di cư. Hoạt động “Hỗ trợ
lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động vùng biên” thuộc Dự án “Phát triển thị trường lao động và việc làm” trong Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ ).
Bốn là, khảo sát tình hình lao động di cư tại các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế trọng
điểm có đông lao động di cư đến và các địa phương có đông lao dộng di cư đi; Khảo sát tình hình lao động di cư tại các tỉnh giáp biên giới để có các chính sách phù hợp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của lao động di cư.
Năm là, các trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện hỗ trợ lao động di cư về các hoạt
động tư vấn, cung cấp thông tin lao động, việc làm; tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm; tổ chức bồi dưỡng
=> Việt Nam đang dư cung lao động tập trung tại những lao động miền núi, nông thôn, những nơi có ít việc làm, cầu việc làm thấp, vì vậy chính sách di dân giúp dân cư tập trung đông đúc, sẽ tạo nên cầu việc làm, sẽ giải quyết được nhu cầu việc làm cho nhiều người dân , giúp cho đường Cung – cầu đạt điểm cân bằng.