II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC MARKETING TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP TIN HỌC KINH TẾ SÀI GÒN:
h. Phòng quản lý học sinh:
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ MARKETING TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG:
CỦA TRƯỜNG:
2.2.1. Giới thiệu về hoạt động marketing tuyển sinh của trường hiện nay:
Hoạt động marketing ảnh hưởng đến doanh số, chi phí, lợi nhuận và qua đó ảnh hưởng đến hiêu quả kinh doanh của trường. Chính vì vậy mà nhà trường rất chú trọng đến các hoạt động marketing mà đặc biệt là marketing tuyển sinh.
2.2.1.1. Hình thức marketing:
Hình thức marketing hiện nay nhà trường áp dụng là Marketing hỗn hợp (Marketing –mix) gồm 4 thành phần cơ bản mà nhà trường có thể kiểm soát được đó là: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị.
- Sản phẩm: sản phẩm ở đây là kiến thức, là nghề nghiệp, là địa vị xã hội trong tương lai. Hiện trường đang có chức năng:
1. Đào tạo chính qui hệ trung cấp chuyên nghiệp.
2. Các ngành: Tin học, Kế toán, Khách sạn nhà hàng, Quản trị, Marketing.
3. Ngoài ra:
Đào tạo bán thời gian theo nhu cầu xã hội.
Liên kết đào tạo nguồn nhân lực trong nước và quốc tế. Nghiên cứu khoa học và thực hiện các dịch vụ: Tin học, Kinh tế, Khách sạn nhà hàng cho các đối tượng có nhu cầu.
- Giá cả: mức học phí tùy thuộc vào từng ngành học, thời gian học và theo quy định của Bộ giáo dục đề ra. Bao gồm các mức học phí:
Ngành tin học: 2.100.000 đồng/ học kỳ Ngành kế toán: 1.800.000 đồng/ học kỳ Ngành quản trị: 1.800.000 đồng/ học kỳ Ngành marketing: 1.800.000 đồng/ học kỳ
Ngành khách sạn nhà hàng: 2.100.000 đồng/ học kỳ
Ngoài ra có hệ 2 năm 3 tháng dành cho các đối tượng chưa tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng đã hoàn tất chương trình lớp 12 là 2.400.000 đồng/ học kỳ.
- Phân phối: hiện tại nhà trường áp dụng 2 hình thức tuyển sinh đó là: trực tiếp tại các cơ sở của trường và thông qua các cơ sở liên kết đào tạo liên thông như: trường Đại học Lạc Hồng, trường Đại học Marketing, trường Đại học Chu Văn An,…
- Chiêu thị: Các hình thức chiêu thì đều được nhà trường áp dụng rất tốt như:
Quảng cáo: thường xuyên có các thông tin giới thiệu về trường trên báo, tivi, tạp chí, treo pano, áp phích,…
Khuyến mãi: giảm học phí, trao học bổng,…
Quan hệ cộng đồng: tham gia hội chợ, triển lãm, các cuộc thi chủ đề giáo dục,…
Chào hàng và bán hàng cá nhân: thành lập ban tuyển sinh, tư vấn tại trường và tại các tỉnh thành trong cả nước,…
Marketing trực tiếp: gọi điện, gửi thư, e-mail thông tin tuyển sinh đến các đối tượng có nhu cầu.