Những tác động của việc thay đổi giá cả hồ tiêu lên nền kinh tế thế giới và khu vực

Một phần của tài liệu tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế diễn biến giá hồ tiêu trong khu vực và trên thế giới từ 2010 đến nay (Trang 28 - 33)

khu vực

3.1. Giai đoạn từ năm 2010 - 2016

3.1.1. Xu hướng tăng giá hồ tiêu

Giai đoạn 2010-2016 giá cả hồ tiêu trên thế giới có xu hướng tăng qua các năm. Đỉnh điềm là vào năm 2015 khi giá hồ tiêu đen đạt tới 15$/kg còn hồ tiêu trắng đạt 10 $/kg. Xu hướng giá này đã mang lại lợi ích cho các nước xuất khẩu lớn trên thế giới.

Bảng 2.6: Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016

(Nguồn: Internatinal Pepper Community)

Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã tăng mạnh, đạt tốc độ tăng trưởng 10% hàng năm trong mười năm qua. Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu (XK) 131.565 tấn hồ tiêu, thu về 1,26 tỷ USD, giảm 13% về lượng nhưng tăng 5% giá trị so với năm 2014.

Trong năm 2016, mức tăng đạt 34%. Xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 là 179.233 MT trị giá 1,43 tỷ USD, mức cao nhất đạt được cho đến nay. Trong tổng xuất khẩu từ Việt Nam, khoảng 10-15% là tiêu trắng. Tổng xuất khẩu thể hiện mức tăng 34% về khối lượng so với 133.650 Mt xuất khẩu năm 2015 và cao hơn 41% so với xuất khẩu trung bình trong mười năm qua. Về mặt giá trị xuất khẩu, thu nhập từ

hồ tiêu đạt 1,43 tỷ USD trong năm 2016, tăng 12% so với 1,26 tỷ USD nhận được trong năm 2015.

Bảng 2.7: Xuất khẩu hồ tiêu của In-đô-nê-xi-a trong giai đoạn 2006-2016

Nguồn: Internatinal Pepper Community

Giá trị xuất khẩu của In-đô-nê-xi-a tăng nhanh trong giai đoạn từ 2010-2016. Điển hình là năm 2015, xuất khẩu của In-đô-nê-xi-a khoảng 58MT, thu về xấp xỉ 548 triệu USD. Năm 2014 xuất khẩu 34,733MT hồ tiêu thu về 323,8 triệu USD, giảm 28% về lượng nhưng chỉ giảm 7% về giá trị so với năm 2013.

Trong năm 2015, xuất khẩu hồ tiêu của Ấn Độ vào khoảng 28.520 Mt, trị giá 300 triệu USD, tăng 37% về khối lượng từ 20.400 Mt năm 2014 và tăng đáng kể 70% so với 176 triệu USD năm 2014 ( Nguồn: Internatinal Pepper Community)

3.1.2. Thúc đẩy mở rộng sản xuất ngành hàng hồ tiêu, gia tăng sản lượng

Bảng 2.8: Diện tích và sản lượng hồ tiều ở Việt Nam giai đoạn 2007-2016

Nguồn: Internatinal Pepper Community

Việc mở rộng diện tích trồng tiêu đã xảy ra ở Việt Nam và năm 2016 tổng diện tích trồng tiêu đã được báo cáo là 105.000 ha, tăng từ 50.000 ha vào năm 2010. Các địa phương đua nhau phát triển hồ tiêu bởi trong giai đoạn này sản phẩm hồ tiêu rất được giá, lại dễ trồng.

Bắt đầu từ năm 2010, diện tích trồng tiêu ở Ấn Độ đã liên tục tăng lên năm 2015. Năm 2015, Ấn Độ đã trồng tiêu trên diện tích 198.500 ha, ghi nhận tăng 9% . Trong năm 2015, sản lượng hồ tiêu ở Ấn Độ được báo cáo ở mức 70.000 Mt, tăng 89% so với 37.000 Mt năm 2014 theo bảng 4.

Bảng 2.9: Diện tích trồng và sản lượng hồ tiêu của Ấn Độ từ 2008-2018

Nguồn: International Pepper Community 3.1.3. Tạo thêm việc làm, thu nhập chongười lao động

Giá hồ tiêu cao, giúp bà con nông dân có thêm thu nhập, kèm theo việc mở rộng diện tích trồng hồ tiêu chính là tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Điều này góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

3.1.4. Mang lại dòng ngoại tệ cho nước xuất khẩu

Giá hồ tiêu tăng cao, mang lại cho các nước xuất khẩu lớn hồ tiêu một dòng ngoại tệ lớn hơn. Từ đó góp phần tạo nguồn vốn phục vụ cho nhập khẩu ,phát triển đất nước

3.2. Giai đoạn từ 2016 – nay

Trong giai đoạn này giá hồ tiêu bắt đầu tụt dốc.Nguyên nhân chính dẫn đến giá hồ tiêu xuống dốc là do cung lớn hơn cầu. Vì thế các nước xuất khẩu muốn nâng cao giá trị sản phẩm của mình thì phải nâng cao chất lượng sản phẩm

Điều này đã mang lại lợi ích cho các nước nhập khẩu lượng lớn hồ tiêu, người tiêu dùng được hưởng giá rẻ. Ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu hồ tiêu lớn

Mang lại rất nhiều khó khăn cho người nông dân trồng cây hồ tiêu: Với giá tiêu xuống thấp như hiện nay, các nông hộ trồng tiêu không thể bù đắp lại chi phí sản xuất, việc đầu tư vào cây hồ tiêu chắc chắn sẽ lỗ. Tác động đến chính sách của các chính phủ:

Việt Nam: Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm(nâng tỷ lệ tiêu trắng xuất khẩu đạt 30-40%, tiêu bột đạt 20% vào năm 2030); quy hoạch vùng trồng hồ tiêu; đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng hồ tiêu

Ấn Độ: Áp đặt giá nhập khẩu tối thiểu đối với hạt tiêu đen đã giúp ngăn chặn giá tiêu giảm mạnh và giảm nhập khẩu, bảo hộ ngành hồ tiêu trong nước. Ấn độ đã áp mức giá nhập khẩu hồ tiêu tối thiểu là 500 Rs/kg, tương đương 7.575 USD/tấn. Ước tính nhập khẩu hạt tiêu vào Ấn Độ trong năm 2018-2019 là 24950 tấn so với 29650 tấn trong năm 2017-18, đăng ký mức giảm 15,9%.

Ma-lay-si-a: Phát triển một chương trình gọi là chương trình lưu trữ và sở hữu hạt tiêu, nơi nông dân có thể lưu trữ hạt tiêu. Người nông dân có thể chờ giá tốt hơn hoặc có thể sử dụng hệ thống này để lưu trữ hồ tiêu an toàn. Đồng thời bằng cách hộp tác với Indonesia, Việt Nam, Brazil, Ân Độ,… và các thành viên khác của IPC (international pepper community) để giúp người nông dân thoát khỏi biến động. Đồng thời, cũng nhấn mạnh sẽ tập trung hơn nữa phát triển công nghệ tiên tiến để áp dụng vào ngành hồ tiêu, tạo độ tin cậy đối với người tiêu dùng (theo www.theprospectgroup.com)

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế diễn biến giá hồ tiêu trong khu vực và trên thế giới từ 2010 đến nay (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w