CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường việt nam (Trang 28 - 36)

2.1. Kết quả nghiên cứu

2.1.1.Nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và lãi

suất thị trường

2.1.1.1. Mô tả số liệu thống kê

Số lượng quan sát: 20 quan sát, các giá trị từ năm 1999-2018

Các biến trungbìnhGiá trị

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn NIR (%) 6.765 4.8 12 0.5012735 BD (%GDP) 5.0725 3.5 6.9 0.5000671 IN (%) 6.45655 -1.77 23.12 3.127421

Bảng 2.1.1.1 Mô tả số liệu thống kê các biến trong mô hình

Nhận xét:

NIR (%): Lãi suất danh nghĩa theo thống kê từ năm 1999 đến nay, đạt giá trị lớn nhất

khoảng 12% vào năm 2011, điều này có thể giải thích do xu hướng điều hành chặt chẽ về tiền tệ của Ngân hàng nhà nước năm 2011, giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất điều hành, gây áp lực gia tăng lên lãi suất VND trên thị trường, vượt mức trần lãi suất, do các tổ chức tín dụng khó khăn về thanh khoản cố ý “lách” quy định về trần lãi suất của NHNN.

BD (%GDP) : Thâm hụt ngân sách luôn là một vấn đề nan giải, khi Việt Nam luôn

trong tình trạng thâm hụt ngân sách liên tục trong 15 năm trở lại đây với tỷ lệ thâm hụt ngân sách (%GDP) luôn ở mức trên dưới 5%, mức thâm hụt này thuộc vào diện cao nhất so với các nước trong khu vực.

IN (%): Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và khu vực, diễn biến tỷ lệ lạm phát ở

Việt Nam vô cùng phức tạp, và Việt Nam cũng được coi là một trong số những quốc gia có mức lạm phát cao, năm 2008 mức lạm phát tăng kỷ lục 23.12%. Với tác động từ cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khiến giá cả của một số mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dầu thô, phân bón, sắt, thép…tăng cao, tạo ra sức ép làm tăng mặt bằng giá trong nước; luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn còn chưa cao.

Ma trận tương quan giữa các biến độc lập.

Dựa vào ma trận trên ta có thể biết được mối quan hệ tuyến tính đồng biến hay nghịch biến và mức độ ảnh hưởng riêng biệt của từng biến độc lập tới biến phụ thuộc:

 Hệ số tương quan giữa biến BD và biến phụ thuộc NIR là 0.0812. Vì hệ số tương quan mang dấu dương nên giữa biến BD và biến NIR có mối quan hệ thuận chiều, độ lớn là 0.0812 cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến này ở mức thấp.

 Hệ số tương quan giữa biến IN và biến phụ thuộc NIR là 0.7403. Vì hệ số tương quan mang dấu dương nên giữa biến IN và biến NIR có mối quan hệ thuận chiều, độ lớn là 0.7403 cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến này ở mức tương đối cao.

2.1.1.2. Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê

Ước lượng mô hình vecm đã xây dựng để kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất thị trường việt nam.

Tiến hành chạy mô hình vecm trong stata

• Cách tiến hành như sau:

Tại ô “Number of cointegrating equations (rank)” điền : 1 – Chính là 1 mô hình quan hệ đồng liên kết đã chứng minh ở BƯỚC 3

Tại ô “Maximum lag to be included in underlying VAR model” điền 2 – Chính là Lag Selection đã chứng minh ở BƯỚC 2.

Tại ô “Variable” lần lượt điền các biến phụ thuộc và biến độc lập của mô hình nghiên cứu: NIR BD IN

“Tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất thị trường Việt Nam” trong dài hạn:

• Kiểm định liệu có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc:

_ce1 hay chính là -tốc độ hiệu chỉnh sai

số P >

-0.7247275 0.019 < 0.05 = 5%

Xét cặp giả thiết: Thừa nhận khi

Vậy ta thừa nhận  Tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến của mô hình. • Tiến hành chạy mô hình VECM đã xây dựng ở trên bằng chương trình Stata, ta được

mô hình thể hiện mối quan hệ của tác động thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường Việt Nam trong dài hạn như sau:

..

.BD IN

Ta nhận thấy các hệ số hồi quy đều có có ý nghĩa thống kê vì giá trị P > đêu nhỏ hơn 5%, hay ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy thỏa mãn 95%.

• Từ kết quả ước lượng trên ta có thể đưa ra kết luận:

 Đúng như dự đoán về chiều biến thiên giữa các biến, trong dài hạn, BD có mối quan hệ thuận chiều với NIR, hay thâm hụt ngân sách tỉ lệ thuận với lãi suất thị trường Việt Nam, cụ thể hơn, trong dài hạn, khi BD-thâm hụt ngân sách tăng thêm 1% GDP thì lãi suất thị trường Việt Nam tăng thêm 1.391641 %.

 Trong dài hạn, IN có mối quan hệ thuận chiều với NIR, hay lạm phát tỉ lệ thuận với lãi suất thị trường Việt Nam, cụ thể hơn, trong dài hạn, khi IN-lạm phát tăng thêm 1% thì lãi suất thị trường Việt Nam tăng thêm 1.3624838%

“Tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất thị trường Việt Nam” trong ngắn hạn:

• Kiểm định liệu có tồn tại mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc:

Xét cặp giả thiết:

Điều kiện để bác bỏ : giá trị (Prob > chi2) < 5%=0.05

Vậy ta thấy với giá trị (Prob > chi2) lần lượt là 0.0239; 0.0487 < 5%  Đủ cơ sở để bác bỏ  Tồn tại mối quan hệ trong dài hạn của dBD và dIN đến dNIR

• Kết quả hồi quy mối quan hệ giữa lãi suất thị trường Việt Nam với các biến trong ngắn hạn:

Hệ số trong ngắn hạn Ý nghĩa thống kê < 5%

_ce1 -0.7247275 0.019

D_NIR(-1) 0.2096759 0.563

D_IN(-1) -0.2311469 0.024

D_BD(-1) -1.158698 0.049

Bảng 2.1.1.2 Giá trị các hệ số hồi quy trong phân tích tác động ngắn hạn

.. = .

.

• Từ kết quả ước lượng trên ta có thể đưa ra kết luận:

 Tại độ trễ 1 kỳ ( 1 năm sau đó) , các biến thâm hụt ngân sách và lạm phát có tác động đến lãi suất thị trường Việt Nam.

 Hệ số là tốc độ hiệu chỉnh sai số trong mô hình VECM, có giá trị là

-0.7247275, có ý nghĩa thống kê lên đến 95%. Điều này cho thấy, khi một chính sách nào đó được thực hiện làm thay đổi trong ngắn hạn các biến BD- thâm hụt ngân sách hay IN-lạm phát, khiến cho NIR-lãi suất thị trường lệch khỏi đường cân bằng trong dài hạn, thì ngay tại kỳ tiếp theo ( ở đây là 1 năm sau đó), những tác động này sẽ có xu hướng trở về vị trị cân bằng với mức độ điều chỉnh về lại đường cân bằng trong dài hạn là 72.47275%. 2.1.2.Kiểm định và khắc phục khuyết tật của mô hình nghiên cứu.

2.1.2.1. Kiểm định tự tương quan phần dư của mô hình

Xét cặp giả thuyết

Điều kiện để bác bỏ : giá trị (Prob > chi2) < 5% ,

Ta thấy (Prob > chi2) = 0.80203 > 0.05  Hay không có đủ cơ sở để bác bỏ , đồng nghĩa với việc thừa nhận  Không có tự tương quan trong mô hình hồi quy với mức ý nghĩa thống kê 5%, điều này phù hợp với mong muốn về kiểm định mô hình hồi quy.

Xét cặp giả thuyết

Điều kiện để bác bỏ : giá trị (Prob > chi2) < 5%

Ta thấy giá trị (Prob > chi2) của ALL = 0.16224 > 5%. Hay không đủ điều kiện để bác bỏ , đồng nghĩa với việc thừa nhận  Xét về tổng thể toàn mô hình có nhiễu tuân theo quy luận phân phối chuẩn, điều này phù hợp với mong muốn về kiểm định mô hình hồi quy.

2.1.2.3. Kiểm định tính ổn định của các ước lượng VEC

Xét cặp giả thuyết

Thừa nhận nếu đáp ứng 2 điều kiện

Xét trong bài ta thấy, mô hình nghiên cứu gồm 3 biến, và tồn tại 1 quan hệ đồng liên kết  số lượng mô đun đơn vị = 3-1 = 2

 Đủ điều kiện để thừa nhận , hay các ước lượng của mô hình VEC đảm bảo được tính ổn định.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường việt nam (Trang 28 - 36)