TRONG BÀI NGHIÊN CỨU.
Kết quả kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mô hình cho thấy có một quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mô hình. Với kết quả này, bài nghiên cứu sẽ tiến hành ước lượng theo phương pháp VECM. Trên cơ sở bài nghiên cứu của nhóm xem xét : “Tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất thị trường Việt Nam”, sử dụng biến phụ thuộc là biến NIR-Lãi suất danh nghĩa thị trường Việt Nam, biến độc lập BD-thâm hụt ngân sách nhà nước và kênh dẫn truyền IN-tỷ lệ lạm phát, ta kết luận phương trình hồi quy VECM - Tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất thị trường Việt Nam như sau:
Mô hình thể hiện mối quan hệ trong dài hạn: .. = . .
Trong đó:
• : các hệ số chặn
• , : các hệ số của mô hình (sẽ được giải thích cụ thể trong phần sau) • : hiệu chỉnh sai số.
• NIR: Lãi suất danh nghĩa Việt Nam (%) • BD: Thâm hụt ngân sách (%GDP) • In: Lạm phát (%)
• : phần dư
• t: biến thời gian (year)
Dự đoán mối quan hệ chiều biến thiên của các biến độc lập và biến phụ thuộc.
• BD biến thiên cùng chiều với NIR Giải thích:
Theo cách tính quốc tế, Thâm hụt ngân sách (BD) = Chi ngân sách nhà nước - Thu ngân sách nhà nước, nên ta có thể giải thích như sau: Khi BD –thâm hụt ngân sách tăng, bội chi ngân sách càng nghiêm trọng, theo như cơ sở lý thuyết nêu ở trên, để bù đắp thâm hụt ngân sách thì chính phủ phải vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, cạnh tranh về vốn giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước gây ra hiện tượng hiệu ứng lấn át, dẫn đến áp lực làm tăng lãi suất thị trường. Vậy ta dự đoán thâm hụt ngân sách nhà nước, hay biến dBD biến thiên cùng chiều với biến dNIR.
• IN biến thiên cùng chiều với NIR. Giải thích:
Khi lạm phát được dự đoán tăng trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Điều này là xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa và để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng đòi hỏi lãi suất danh nghĩa thị trường phải tăng lên tương ứng. Mặt khác, công chúng dự đoán lạm phát tăng sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ hàng hoá hoặc những dạng thức phi tài sản khác như vàng, ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài nếu có thể. Tất cả những điều này làm giảm cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất trên thị trường.
Quan trọng hơn cả, lạm phát đóng vai trò làm kênh dẫn truyền tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất thị trường. Thâm hụt ngân sách tăng , thông thường chính phủ sẽ chọn bù đắp ngân sách bằng vay trong nước, trong dài hạn đẩy áp lực chi phí vay vốn tăng cao, chắc chắn sức ép này sẽ tác động lên mặt bằng lãi suất lớn hơn rất nhiều so với việc mấy ngân hàng thương mại chạy đua nâng lãi suất, chính phủ gặp
khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ, và việc được nhắc tới ở đây là in tiền, hiện tường lạm phát hoàn toàn có thể xảy ra. Hay việc phát hay trái phiếu để vay nợ của chính phủ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát rất cao.