III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. Xu hướng và thách thức
2.1 Xu hướng
a. Nợ công năm 2017
Theo Báo cáo tình hình nợ công năm 2016, ước thực hiện năm 2017 và kế hoạch 2018 của Chính phủ, dự kiến cuối năm 2017 nợ vẫn trong giới hạn, trong đó dư nợ công khoảng 62,6% GDP; dư nợ Chính phủ khoảng 51,8% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 45,2% GDP.
Căn cứ dự toán NSNN năm 2017 được Quốc hội phê duyệt, dự kiến nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ (gồm cả trong nước và nước ngoài) được tính trong cân đối Ngân sách trung ương là 242.900 tỷ đồng. Trong đó trả gốc: 144.000 tỷ đồng, trả lãi: 98.900 tỷ đồng, quỹ Tích lũy trả nợ và các đơn vị nhận vay lại trực tiếp thực hiện trả nợ đối với các khoản vay về cho vay lại khoảng 17.250 tỷ đồng.
Tổng mức trả nợ 9 tháng đầu năm là 213.316 tỷ đồng (bằng 82% kế hoạch), trong đó trả nợ được bố trí trong dự toán chi ngân sách trung ương là 200.417 tỷ đồng (gốc là 125.065 tỷ đồng, lãi
là 75.352 tỷ đồng), trả nợ vay về cho vay lại là 12.899 tỷ đồng. Công tác trả nợ của Chính phủ năm 2017 được thực hiện chặt chẽ, trả nợ đúng hạn đầy đủ theo đúng các cam kết của Chính phủ với nhà tài trợ.
b. Nợ công năm 2018
Báo cáo về kế hoạch vay và trả nợ năm 2018, Chính phủ dự kiến nhu cầu vay bù đắp bội chi Ngân sách trung ương là 195.000 tỷ đồng, vay mới để trả nợ gốc là 146.770 tỷ đồng và vay nước ngoài về cho vay lại khoảng 40.000 tỷ đồng, dư nợ công cuối năm 2018 ở mức khoảng 63,9% GDP, dư nợ Chính phủ ở mức khoảng 52,5% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP, nằm trong giới hạn cho phép.
Tuy nhiên Chính phủ cho biết, việc huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công còn một số điểm cần tiếp tục giám sát chặt chẽ và lưu ý:
Thứ nhất, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia tiếp tục tăng lên.
Thứ hai, dù Chính phủ vẫn đảm bảo thanh toán trả nợ nhưng hệ số thanh toán trả nợ khá cao, nghĩa vụ trả nợ năm 2016 bằng 14% tổng thu NSNN, tính cả đảo nợ là 20,6% tổng thu NSNN. Chính phủ lo ngại với cơ chế huy động vốn vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài theo nhu cầu đề xuất của các Bộ, ngành và địa phương như hiện nay, khả năng kiểm soát tổng mức vay vốn nước ngoài ở mức tối đa 300.000 tỷ đồng như kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ khó khăn, tạo sức ép lên trần nợ và nghĩa vụ trả nợ của NSNN.
Thứ ba, lãi suất vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài tăng lên (thậm chí có khoản vay có lãi suất lên tới 4,5%/năm), làm tăng chi phí huy động vốn và nghĩa vụ trả nợ.
Thứ tư, việc kiểm soát chi phí các hạng mục sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài còn chưa chặt chẽ, vay vốn còn bố trí cho hoạt động mang tính chất chi thường xuyên như: tư vấn hỗ trợ rà soát, nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch, chiến lược; nâng cao năng lực thực hiện và quản lý dự án, cải cách thể chế...
Thứ năm, dư nợ nước ngoài tăng đáng kể chủ yếu do dư nợ tự vay tự trả của các DN tăng mạnh. Theo đó, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là 29,7%, vượt giới hạn cho phép (25%).
2.2 Cơ hội
Chi tiêu công của Việt Nam nằm trong nhóm các nước cao nhất của khu vực. Theo IMF, chi tiêu công của Việt Nam chỉ thấp hơn Trung Quốc và cao hơn đáng kể so với các quốc gia ASEAN. Các chỉ tiêu nợ công đã tiệm cận và có khả năng vượt giới hạn cho phép. Đặc biệt, năm 2013, chi tiêu công của Việt Nam cao nhất trong các quốc gia so sánh, vượt 30% GDP. Trong khó khăn ấy, Việt Nam vẫn có được một số cơ hội:
Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục tăng cường hội nhập, giúp các nguồn vốn tiếp tục “chảy” vào trong nước, thúc đẩy nguồn vốn tư nhân, giảm sức ép đầu tư nhà nước, nên không nhất thiết phải vay đầu tư, nhất là đầu tư từ ngân sách;
Thứ hai, Việt Nam đã “tốt nghiệp” ODA. Các nguồn ODA có thể khó khăn hơn, nhưng Việt Nam sẽ chủ động hơn, được quyết định nhiều hơn đối với nguồn vốn này. Hệ quả là, tính hiệu quả sẽ cao hơn và khả năng trả nợ sẽ tốt hơn;
Thứ ba, các hình thức kêu gọi tư nhân tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng (PPP) đem đến nhiều nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Do đó, sức ép đầu tư cơ sở hạ tầng đối với nguồn vốn đầu tư công được giảm tải.
Thứ tư, trong các giai đoạn trước, đặc biệt là giai đoạn 2011-2015, tính thanh khoản nợ công của Việt Nam được đánh giá khá tốt khi có trên 80% các khoản nợ nước ngoài là dài hạn với lãi suất thấp. Việc tiếp cận các nguồn vốn dài hạn, lãi suất thấp cũng như tiên liệu được các nguồn trả đã và đang phát huy tác động đến nợ công;
Thứ năm, khả năng Việt Nam rơi vào khủng hoảng nợ công là không cao. Mức nợ công luônđược báo cáo dưới ngưỡng an toàn, các điều chỉnh về pháp luật tương đối hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh cũng như điều kiện hiện tại.
2.3 Thách thức
Với một nước đang phát triển như Việt Nam, vay nợ có thể xem là một công cụ cần thiết để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư và khuyến khích phát triển sản xuất trong giai đoạn nền kinh tế còn có mức tích lũy thấp. Tuy nhiên, nếu chúng ta lạm dụng việc vay nợ và sử dụng thiếu thận trọng nguồn tài chính này thì các khoản nợ sẽ thành một gánh nặng cho tương lai, khiến sự bền vững của nền kinh tế bị đe dọa.
Tuy khả năng vỡ nợ của Việt Nam làkhá thấp nhưng trên thực tế, nơ ̣công vẫn đang là vấn đề cấp bách. Theo Báo cáo của BIDV đề ra một số thách thức nơ ̣công ViêṭNam trong giai đoạn 2016 – 2020 như sau:
- Cơ cấu thu chi ngân sách tiếp tucc̣ taọ ra nhiều áp lưcc̣ tăng nơ c̣công: Cân đối thu chi NSNN của Việt Nam được dự báo sẽ chiụ áp lưc ̣ lớn trong thời gian tới. Vềthu ngân sách: sự suṭ giảm của tỷlê ̣thu ngân sách/GDP dẫn tới thâm huṭngân sách, qua đó làm gia tăng nợ công. Vềchi ngân sách: Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 10-12% GDP/năm giai đoạn 2015- 2020 vượt xa khả năng của NSNN.
- Yêu cầu tăng trưởng kinh tếgây áp lưcc̣ lên nơ c̣công: Muc ̣ tiêu tăng trưởng kinh tếViêṭ Nam giai đoaṇ 2016-2020 đa ̃đươc ̣ xác đinḥ ởmức 6,5-7%/năm, mức khátham vong ̣ trong bối cảnh hiêṇ nay. Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc, để Việt Nam đạt được mức tăng NSLĐ mục tiêu 5% như Bộ KH&ĐT khuyến nghị, cần lượng vốn đầu tư rất lớn, cóthểcao hơn mức 32-34% GDP theo kếhoacḥ phát triển xa ̃hôị(2016 – 2020) và cần những cải cách thể chế quyết liệt.
- Nợ ưu đãi nước ngoài sẽ giảm dẫn tới yêu cầu về các nguồn thay thế: Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ sớm “tốt nghiệp” ODA. Theo đó: Giảm dần vốn ODA ưu đãi sau khi đạt đỉnh vào 2009; Giảm nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và ưu đãi, thay vào đó là các kênh tín dụng mới có các điều kiện cho vay kém ưu đãi hơn; Chuyển từ hợp tác giữa các Chính phủ sang hợp tác giữa các đối tác của hai quốc gia.
Nếu một quốc gia vỡ nợ, tình trạng kinh tế sẽ suy sụp như sau:
- Thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ và điểm tín dụng xuống cấp thê thảm. Khi đó, nhà đầu tư, ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ lỗ hàng loạt. Hàng triệu người phá sản sẽ xảy ra, nếu đủ mạnh có thể làm sập cả Hệ thống Ngân hàng do các ngân hàng quỵt nợ lẫn nhau và quỵt tiền dân chúng bỏ vào. Nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng tê liệt hoàn toàn.
-Mọi cơ chế tài chính sẽ phải đóng cửa. Tiền mất giá, lạm phát leo thang, trái phiếu và đồng nội tệ sẽ chỉ còn là giấy vô giá trị . Tiền gửi trong ngân hàng sẽ “bốc hơi” vì mất giá trị. Như vậy, cuộc sống của người dân sẽ phải chuyển qua trao đổi bằng các giá trị khác như tiền USD, vàng
hay vật đổi vật, cho đến khi xác lập lại giá trị của đồng tiền chính phủ mới. Đối với những người không có tài sản sở hữu, chỉ đi làm thuê kiếm sống qua ngày thì họ sẽ không có bất cứ cái gì duy trì sự sống của mình và cần viện trợ.
- Mọi chương trình do chính phủ tài trợ đều ngưng hoạt động (y tế, cảnh sát, an ninh, quốc phòng, giáo dục, cầu, đường, năng lượng ..vv…). Quỹ hưu trí tan vỡ, nhà thương, trường học ngưng
hoạt động. Nhưng cũng có thể quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí sẽ được sử dụng để bù đắp và cứu nền kinh tế trước khi vỡ nợ. Người dân bắt đầu cuộc sống khó khăn, và không được chăm sóc y tế, giáo dục.
-Các thương vụ đóng cửa và nạn thất nghiệp tràn lan. Mọi mặt hàng khan hiếm kể cả nhuyếu phẩm. Giá cả tăng vọt. Đời sống của người dân sẽ bị đảo lộn hoàn toàn, bạo loạn sẽ gia tăng, đất nước rơi vào tình trạng vô chính phủ, tất cả các giải pháp cá nhân của mỗi người sẽ sử dụng tối đa để bảo vệ tính mạng, tài sản của gia đình, người thân.
-Nội loạn sẽ xảy ra và không có người để duy trì trật tự công cộng. Nạn đói và cướp bóc sẽ xảy ra. Hỗn loạn về kinh tế sẽ dẫn đến hỗn loạn tất cả các mặt đời sống xã hội còn lại. Hiện tượng vô kỷ luật, vô trật tự, vô tổ chức sẽ hoành hành. Các lực lượng quân đội, công an vào cuộc chiến giành quyền lực kiểm soát đất nước thay vì nghĩa vụ đáng phải có là bảo vệ người dân.
-Kẻ giàu có sẽ cuỗm tiền bạc quốc gia và trốn ra ngoại quốc. Với những người có quyền lực trong chính phủ sẽ cuỗm sạch số tiền còn lại của quốc gia, những đại gia muốn bảo toàn tài sản của mình cũng phải chuyển ra nước ngoài. Với những chính sách thu hút người có tiền nhập cư làm ăn kinh doanh của các nước phát triển, là một vùng đất hứa của những kẻ giàu có.
Đó là trong ngắn hạn. Còn dài hạn thì con cháu chúng ta sẽ phải trả nợ – có thể suốt đời, và nhiều thế hệ. Tiền trả các món nợ đó sẽ cướp đi cơ hội đầu tư để phát triển đất nước. Việt Nam tiếp tục đi giật lùi so với đà phát triển của thế giới, và có thể tiếp tục bị chi phối, khai thác, thao túng bởi những thành phần xấu trong cộng đồng dân tộc cũng như ngoại bang.